1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Mức đóng BHXH từ trước năm 2021 ĐẾN NAY như thế nào?

22:31 10/02/2021 Tin Tức Đặng Tiến Trung 0 bình luận

Mức đóng BHXH 2021 được thay đổi từ mức đóng BHXH 2020 như thế nào? Các quy định mới về BHXH liên quan như: mức lương tối thiểu vùng 2021, tỷ lệ đóng BHXH năm 2021ra sao ? Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL xin được chia sẻ tới các bạn chi tiết các vấn đề trên qua bài viết dưới đây.

Các bạn có thể theo dõi qua một số nội dung bài viết về mức đóng BHXH năm 2021bên dưới nhé.

Trước tiên, để có thể xác định được mức đóng BHXH, BHYT, BHTN trong năm 2021 thay đổi như thế nào, chúng ta cần nắm được các vấn đề sau:

Mức lương đóng BHXH năm 2020 mới nhất
Mức lương đóng BHXH năm 2021 mới nhất

#1. Các văn bản pháp luật quy định về bảo hiểm xã hội hiện hành

Tên văn bản Ngày ban hành Ngày hiệu lực Nội dung nổi bật
Luật số 58/2014/QH13 - Luật Bảo hiểm xã hội

20/11/2014 01/01/2016 Quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội
Thông tư
59/2015/TT-BLĐTBXH
29/12/2015 15/02/2016 - Các chế độ BHXH (ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất): về điều kiện hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng.
- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc (điều 30)
Nghị định
44/2017/NĐ-CP
14/04/2017
01/06/2017 Quy định mức đóng hàng tháng và phương thức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Quyết định
595/QĐ-BHXH
14/04/2017 01/07/2017 Ban hành quy trình thu (thủ tục tham gia, điều chỉnh tăng/giảm, truy thu) BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
- Quy định về mức đóng, tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm
Nghị định
143/2018/NĐ-CP
15/10/2018 01/12/2018 Quy định chi tiết về đối tượng và mức đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Quyết định
505/QĐ-BHXH
27/03/2020 01/05/2020 Sửa đổi Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH
Nghị định 58/2020/NĐ-CP 27/05/2020 15/07/2020 Quy định mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

#2. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc bao gồm:

- Đối với người lao động:

+ Người lao động là công dân Việt Nam;

+ Người lao động là công dân nước ngoài.

- Đối với người sử dụng lao động:

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Vậy đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm người lao động (NLĐ; gồm NLĐ là công dân Việt Nam và NLĐ là người nước ngoài) và người sử dụng lao động (NSDLĐ).

>> Xem thêm các trường hợp bắt buộc phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN tại đây nhé!

#3. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính căn cứ trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và tỷ lệ trích lập các khoản bảo hiểm.

#3.1 Tiền lương tháng đóng BHXH

Tiền lương tháng đóng BHXH bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, trong đó:

  • Mức lương: là mức lương đã thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, tính theo thời gian công việc hoặc chức danh theo thang, bảng lương;
  • Phụ cấp lương: là các khoản đã thỏa thuận mang tính chất bù đắp về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương chưa tính đến đầy đủ;
  • Các khoản bổ sung khác: là các khoản bổ sung mà hai bên giao kết hợp đồng đã thỏa thuận cụ thể (có thể có mức cụ thể hoặc không, được trả thường xuyên hoặc không thường xuyên, gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động).

Lưu ý: tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi sau:

  1. Tiền thưởng trả cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc;
  2. Tiền thưởng sáng kiến;
  3. Tiền ăn giữa ca;
  4. Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
  5. Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, phụ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Cần chú ý: tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng nơi người lao động đang làm việc.

a. Đối với năm 2020, mức đóng BHXH năm 2020 của các vùng hiện nay như sau:

Mức đóng BHXH 2020 Lao động chưa qua đào tạo Lao động đã qua đào tạo (+7%)
Vùng 1 4.420.000 đồng/ tháng 4.729.400 đồng/ tháng
Vùng 2 3.920.000 đồng/ tháng 4.194.400 đồng/ tháng
Vùng 3 3.430.000 đồng/ tháng 3.670.100 đồng/ tháng
Vùng 4 3.070.000 đồng/ tháng 3.284.900 đồng/ tháng

b. Đối với năm 2019, mức đóng BHXH năm 2019 của các vùng hiện nay như sau:

Mức đóng BHXH năm 2019 Lao động chưa qua đào tạo Lao động đã qua đào tạo (+7%)
Vùng 1 4.180.000 đồng/ tháng 4.472.600 đồng/ tháng
Vùng 2 3.710.000 đồng/ tháng 3.969.700 đồng/ tháng
Vùng 3 3.250.000 đồng/ tháng 3.477.500 đồng/ tháng
Vùng 4 2.920.000 đồng/ tháng 3.477.500 đồng/ tháng

c. Đối với năm 2018, mức đóng BHXH năm 2018 của các vùng như sau:

Mức đóng BHXH năm 2018 Lao động chưa qua đào tạo Lao động đã qua đào tạo (+7%) Mức lương
tối thiểu vùng năm 2017
Vùng 1 3.980.000 đồng/ tháng 4.258.600 đồng/ tháng Tăng 230.000 đồng/tháng
Vùng 2 3.530.000 đồng/ tháng 3.777.100 đồng/ tháng Tăng 210.000 đồng/tháng
Vùng 3 3.090.000 đồng/ tháng 3.306.300 đồng/ tháng Tăng 190.000 đồng/tháng
Vùng 4 2.760.000 đồng/ tháng 2.953.200 đồng/ tháng Tăng 180.000 đồng/tháng

Trên đây là tổng qua mức đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2017 đến hết năm 2020, các bạn theo dõi thêm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế, bảo hiểm thật nghiệp bên dưới nhé.

#3.2 Tỷ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm

a. Tỷ lệ đóng BHXH năm 2019 và 2020

  • Đối với người lao động Việt Nam
Các khoản trích theo lương Trích vào Chi phí của DN Trích vào lương của NLĐ Tổng
Bảo hiểm xã hội (BHXH) 17,5% 8% 25,5%
Bảo hiểm y tế (BHYT) 3% 1,5% 4,5%
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 1% 1% 2%
Tổng 21,5% 10,5% 32%
Kinh phí công đoàn (KPCĐ) 2% 0% 2%
  • Đối với lao động nước ngoài
Các khoản trích theo lương Trích vào Chi phí của DN Trích vào lương của NLĐ Tổng
Bảo hiểm xã hội (BHXH) 3,5% 0% 3,5%
Bảo hiểm y tế (BHYT) 3% 1,5% 4,5%
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 0% 0% 0%
Tổng 6,5% 1,5% 8,0%

b. Tỷ lệ đóng BHXH năm 2021 có gì thay đổi

- Trường hợp doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TB&XH:

  • Đối với lao động Việt Nam
Các khoản trích theo lương Trích vào Chi phí của DN Trích vào lương của NLĐ Tổng
Bảo hiểm xã hội (BHXH) 17,3% 8% 25,3%
Bảo hiểm y tế (BHYT) 3% 1,5% 4,5%
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 1% 1% 2%
Tổng 21,3% 10,5% 31,8%
Kinh phí công đoàn (KPCĐ) 2% 0% 2%
  • Đối với lao động nước ngoài
Các khoản trích theo lương Trích vào Chi phí của DN Trích vào lương của NLĐ Tổng
Bảo hiểm xã hội (BHXH) 3,3% 0% 3,3%
Bảo hiểm y tế (BHYT) 3% 1,5% 4,5%
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 0% 0% 0%
Tổng 6,3% 1,5% 7,8%

- Trường hợp doanh nghiệp không có gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn thì vẫn đóng theo tỷ lệ cũ của năm 2020.

>> Bạn đọc tham khảo tỷ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm cập nhật mới nhất tại đây nhé!

#4. Các câu hỏi thường gặp

Hỏi: Người nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm xã hội không?

Đáp: Có, về chế độ BHXH cho người nước ngoài, bạn đọc tham khảo tại đây nhé: https://es-glocal.com/bhxh-lao-dong-nguoi-nuoc-ngoai/.

Hỏi: Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tối đa là bao nhiêu?

Đáp: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa quy định với từng loại bảo hiểm như sau:

BHXH & BHYT: tối đa 20 lần mức lương cơ sở: 20x 1.490.000 = 29.800.000 đồng

BHTN: tối đa 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

Như vậy, trên đây Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL vừa chia sẻ cho các bạn các quy định về Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay. Nếu có câu hỏi hay vướng mắc gì trong quá trình thực hiện các bạn vui lòng đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://es-glocal.com/hoi-dap/ hoặc để lại bình luận hoặc bên dưới bài viết toàn bộ các vấn đề liên quan đến mức đóng BHXH. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!

logo zalo

Hỏi đáp Mức đóng BHXH từ trước năm 2021 ĐẾN NAY như thế nào?

menu
024 66 66 33 69
Top