1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Thuế nhà thầu bản quyền? Thuế nhà thầu đối với Tài sản sở hữu trí tuệ

13:07 30/09/2019 Tin Tức Nguyễn Thị Hạnh 0 bình luận

Thuế nhà thầu bản quyền là gì? Thuế nhà thầu đối với tài sản sở hữu trí tuệ, công văn hướng dẫn...

Bài viết gồm những nội dung chính sau đây

1. Thuế nhà thầu bản quyền là gì?

Thuế nhà thầu bản quyền là gì?

Thuế nhà thầu bản quyền là giá trị thuế đánh trên thu nhập từ tiền bản quyền của nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam. Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghê, bản quyền phần mềm).

>>> Xem thêm thuế nhà thầu là gì tại đây

2. Thuế nhà thầu đối với tài sản sở hữu trí tuệ là gì?

#1. Sở hữu trí tuệ là gì? Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Sở hữu trí tuệ, hay còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Đó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phầm mềm máy tính, phát minh, sáng chế, thương hiệu… Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những sản phẩm sáng tạo nói trên. Trong số các quyền nay có 2 quyền được nhắc đến là quyền tài sản với quyền nhân thân.

#2. Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là:

  • Bản quyền
  • Bằng sáng chế
  • Thương hiệu
  • Kiểu dáng công nghiệp
  • Sơ đồ bố trí mạch tích hợp
  • Chỉ dẫn địa lý

Ngoài bản quyền, các quyền còn lại được gọi chung là quyền sở hữu công nghiệp.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ đưa tới cho các bạn nội dung liên quan đến thuế nhà thầu đối với tài sản sở hữu trí tuệ điển hình là tiền bản quyền và thương hiệu.

3. Công văn hướng dẫn

Công văn hướng dẫn về thuế nhà thầu bản quyền phần mềm

Hiện nay cách tính thuế NTNN đối với các khoản thanh toán cho quyền sử dụng tài sản trí tuệ (điển hình như thương hiệu) không có sự thống nhất.

Quan điểm này đã được thể hiện qua những công văn do cơ quan thuế ban hành trong thời gian gần đây, cụ thể:

#1. Công văn số 2378/TCT-DNL

Công văn số 2378/TCT-DNL ngày 14/06/2018 hướng dẫn chính sách thuế nhà thầu đối với hoạt động chuyển nhượng phân phối phim

Đối với trường hợp Tổng công ty Truyền thông (VNPT-Media) đề nghị hướng dẫn chính sách thuế nhà thầu đối với hoạt động chuyển nhượng quyền phân phối phim trên lãnh thổ Việt Nam.

Căn cứ khoản 1, khoản 4 Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009QH12 ngày 16/09/2009) của Quốc hội quy định về chuyển quyền sử dụng tác giả, quyền liên quan:

“1. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này

4. Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyển sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu có được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.”

Tại Điều 2 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định đối tượng chịu thuế:

“Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dãn tại Điều 4 Thông tư này.”

Tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu:

“2. Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu:

1. a) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh doanh:

+ Dịch vụ, cho thuế máy móc thiết bị, bảo hiểm, xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là 5%”.

Tại Điều 1 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn đối tượng áp dụng thuế nhà thầu:

“Hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau (trừ trường hợp nêu tại Điều 2 Chương I):

1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu…”

Tại Điều 13 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế:

“2. Tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

a) Tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh

STT

Ngành kinh doanh

Tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

8

Thu nhập bản quyền

10

…”

Tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08.2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thu nhập chịu thuế TNDN:

“3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:

- Thu nhập từ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, chuyển nhượng quyền tham gia hợp đồng kinh tế/dự án tại Việt Nam, chuyển nhượng quyền tài sản tại Việt Nam.

- Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, quyền chuyển giao tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm)"

⇒ Kết luận: Căn cứ các quy định nêu trên và theo báo cáo của VNPT-Media, trường hợp theo thỏa thuận hợp đồng giữa nhà thầu nước ngoài (bên A) và Công ty VNPT – Media (bên B) có quy định bên A cấp bản quyền cho bên B phân phối phim (bao gồm nội dung phim và tài liệu quảng bá phim) thuộc quyền sở hữu của bên A thông qua hệ thống Internet khép kín trên nền tảng ứng dụng của bên B cho khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền (dịch vụ MYTV, MYTV NET) tại lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định. Bên B không được sở hữu, không được cấp phép quyền phân phối phim cho bên thứ 3, đồng thời bên B không phải là đơn vị độc quyền được xem phim thì hoạt động chuyển nhượng quyền phân phối nội dung phim trong một thời gian nhất định nêu trên là hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ nên thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và tỷ lệ % thuế GTGT tính trên doanh thu tính thuế áp dụng đối với ngành kinh doanh dịch vụ là 5%; thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập bản quyền áp dụng tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế là 10%.

#2. Công văn số 3159/CT-TTHT

Công văn số 3159/CT-TTHT ngày 15/04/2015do Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

“Trả lời văn bản số 02/2015/CVGR ngày 17/03/2015 của Công ty về thuế nhà thầu, Cục Thuế TP có ý kiến như sau:

Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT);

Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi tắt là thuế nhà thầu);

Căn cứ Khoản 2.37 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

“…; thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; …”.

Căn cứ văn bản số 18115/BTC-TCT ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính về việc kiến nghị cơ chế chính sách để quản lý thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn."

⇒ Kết luận: Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty ký hợp đồng nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu với tổ chức nước ngoài Checkpoint Systems (M) Sdn Bhd tại Malaysia thì thu nhập từ nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu của tổ chức nước ngoài (chuyển nhượng 03 năm, không nhượng quyền vĩnh viễn) thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu theo quy định. Trước khi thanh toán tiền cho phía nước ngoài, Công ty phải thực hiện khấu trừ thuế nhà thầu, kê khai và nộp thuế vào ngân sách nhà nước như sau:

⊕ Về thuế giá trị gia tăng:

Trường hợp Công ty nhượng quyền nhãn hiệu có kèm theo chuyển quyền sở hữu trí tuệ thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, Công ty không phải khấu trừ thuế GTGT của nhà thầu nước ngoài. Nếu là hợp đồng nhượng quyền sử dụng trong thời hạn 03 năm thì Công ty phải khấu trừ thuế GTGT nhà thầu để nộp vào ngân sách nhà nước như sau:

Số thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu tính thuế GTGT

X

Tỷ lệ % GTGT tính trên doanh thu (5%)

⊕ Về thuế thu nhập doanh nghiệp:

Số thuế TNDN phải nộp

=

Doanh thu tính thuế TNDN

X

Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế (10%)

Số thuế GTGT khấu trừ nộp thay nhà thầu Công ty được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (nếu đáp ứng điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC). Số thuế TNDN Công ty nộp thay cho nhà thầu nước ngoài (trên số tiền thanh toán cho nhà thầu đã bao gồm thuế TNDN) không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.”

#3. Công văn số 458/CT-TTHT

Công văn số 458/CT-TTHT về thuế nhà thầu do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành

“Trả lời văn bản số 02/12.2011-KT ngày 19/12/2011 của Công ty về thuế nhà thầu, Cục Thuế TP có ý kiến như sau:

- Căn cứ Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế về việc đăng ký thuế;

- Căn cứ Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT);

- Căn cứ Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi tắt là thuế nhà thầu);

- Căn cứ Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế."

⇒ Kết luận: Trường hợp Công ty ký hợp đồng với Công ty Orana A/S (Đan Mạch) nhận chuyển giao công nghệ (hợp đồng được đăng ký vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao công nghệ tại Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 28/02/2005) và li-xăng nhãn hiệu (Hợp đồng được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia tại Cục Sở hữu trí thuệ ngày 30/6/2005) thì năm 2009 khi thanh toán phí chuyển giao công nghệ và phí bản quyền cho nhà thầu nước ngoài, Công ty có trách nhiệm khấu trừ, kê khai và nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 134/2008/TT-BTC cụ thể như sau:

⊕ Về thuế GTGT: Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

⊕ Về thuế TNDN: Thuế TNDN = Doanh thu chịu thuế TNDN x Tỷ lệ (%) thuế TNDN (10%).

Thủ tục đăng ký thuế cho nhà thầu nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2 mục I phần II Thông tư số 85/2007/TT-BTC Thủ tục kê khai thuế nhà thầu thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 18 Chương II Thông tư số 28/2011/TT-BTC.

#4. Công văn số 8263/CT-TTHT

Công văn số 8263/CT-TTHT của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh về thuế nhà thầu

“Trả lời văn bản ngày 11/10/2012 của Công ty về thuế nhà thầu, Cục thuế TP có ý kiến như sau:

- Căn cứ Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT);

- Căn cứ Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12/04/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi tắt là thuế nhà thầu):

+ Tại Điều 1 quy định:

“Hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau (trừ đối tượng nêu tại Điều 4 Chương I Thông tư này):

1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thoả thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu…”

+ Tại Khoản 3 Điều 7 quy định:

“3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp cung cấp hàng hoá, dịch vụ quy định tại Điều 4 Chương I Thông tư này), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:

- Thu nhập từ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

- Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ).

“Quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm”, “Quyền sở hữu công nghiệp”, "Chuyển giao công nghệ" quy định tại Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.”

+ Tại Điều 13 quy định tỷ lệ (%) thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tính trên doanh thu tính thuế đối với thu nhập bản quyền là 10%.

- Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005

+ Tại Khoản 2 Điều 4 quy định “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tác”

+ Tại khoản 1 Điều 14 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm: “Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu”"

⇒ Kết luận: Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty ký hợp đồng với Công ty A ở nước ngoài để mua sản phẩm phần mềm thì thu nhập của Công ty A phát sinh từ hợp đồng này là thu nhập từ tiền bản quyền phần mềm thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu, khi thanh toán tiền cho Công ty A nước ngoài, c Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế nhà thầu để nộp vào ngân sách nhà nước như sau:

⊕ Thuế GTGT: Bản quyền phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT do đó Công ty không phải khấu trừ.

⊕ Thuế TNDN phải nộp bằng (=) doanh thu tính thuế TNDN nhân (x) tỷ lệ (%) thuế TNDN trên doanh thu (10%)

#5. Công văn số 35109/CT-TTHT

Công văn số 25109/CT-TTHT năm 2017 về chính sách thuế chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành

“ Trả lời công văn số 62/2017/CV-TCKT ngày 10/05/2017 của Công ty CP phát triển dịch vụ học tập và giải trí trực tuyến (sau đây gọi là Net2E) hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005

+ Tại Điều 18 quy định về quyền tác giả:

Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

+ Tại Điều 20 quy định về quyền tài sản:

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

e) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

- Căn cứ Khoản 2, khoản 5, khoản 11 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19/06/2009:

“2. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau

1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

5. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.”

11. Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 41. Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền

1. Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này theo thỏa thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền tác giả.”

- Căn cứ Khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:

“21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”

- Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam:

+ Tại khoản 3 điều 7 quy định về thu nhập chịu thuế TNDN:

“Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp cung cấp hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 4 Chương I Thông tư này), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:

- Thu nhập từ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

- Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ).

“Quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm”, “Quyền sở hữu công nghiệp”, “Chuyển giao công nghệ” quy định tại Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành”

+ Tại khoản 2 Điều 13 quy định về tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh:

“a) Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh:

... Thu nhập từ bản quyền: 10% ”

- Căn cứ điểm 1 khoản B Phụ lục sửa đổi Hợp đồng cấp phép dịch vụ cổng trò chơi lần 4 ký giữa Công ty CP Phát triển dịch vụ học tập và giải trí trực tuyến và Công ty Wooriline Co., Ltd."

⇒ Kết luận: Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp Net2E nhận chuyển nhượng quyền sở hữu “Tài khoản trò chơi di động” từ Công ty Woorieline nếu là chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì thu nhập từ hoạt động mua bán quyền sở hữu tài khoản trò chơi di động của Woorieline thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu tại Việt Nam:

Về thuế GTGT: không chịu thuế GTGT

Về thuế TNDN: áp dụng tỷ lệ 10% đối với thu nhập từ bản quyền.

#6. Công văn số 11232/CT-TTHT

Công văn số 11232/CT-TTHT chính sách thuế nhà thầu với hoạt động nhập khẩu phần mềm

” Trả lời công văn số 0502/2019/PUNCH-CV đề ngày 14/02/2019 của Công ty TNHH Punch Entertainment VN (sau đây gọi là Công ty) hỏi về chính sách thuế nhà thầu, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam:

+ Tại Điểm 1 Điều 1 quy định về đối tượng áp dụng:

“1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam ...”

+ Tại Khoản 3 Điều 7 quy định về thu nhập chịu thuế TNDN:

“3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:

... Thu nhập từ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; ...

- Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng; chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm).

“Quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm”, “Quyền sở hữu công nghiệp”, “Chuyển giao công nghệ” quy định tại Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành...”

+ Điều 12. Thuế giá trị gia tăng

Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu.

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế Giá trị gia tăng x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu

Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không được khấu trừ thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào để thực hiện hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.

b.3) Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì Bên Việt Nam khai nộp thuế GTGT thay cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài theo tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu tương ứng với ngành kinh doanh mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đó thực hiện theo hợp đồng thầu, hợp đồng thầu phụ. Nhà thầu phụ nước ngoài không phải khai nộp thuế GTGT trên phần giá trị công việc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại Hợp đồng nhà thầu phụ ký với Nhà thầu nước ngoài mà Bên Việt Nam đã khai nộp thay.

+ Tại Khoản 2 Điều 12 quy định về tỷ lệ (%) thuế GTGT tính trên doanh thu tính thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác (bán hàng hóa) là 2%;

+ Tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 quy định về tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với thu nhập từ bản quyền là 10%;

+ Tại Tiết b.1 Điểm b Khoản 2 Điều 13 quy định về tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với một số trường hợp cụ thể:

“b.1) Đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, việc áp dụng tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế khi xác định số thuế TNDN phải nộp căn cứ vào doanh thu chịu thuế TNDN đối với từng hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng. Trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN đối với ngành nghề kinh doanh có tỷ lệ thuế TNDN cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng.”

+ Tại Khoản 3 Điều 17 quy định về hiệu lực thi hành:

“3. Trường hợp tại Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài khác với các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo các quy định của Điều ước quốc tế đó.”

- Căn cứ Khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng, quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:

"Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật."

- Căn cứ Khoản 1, Khoản 10 Điều 3 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin, quy định về giải thích từ ngữ:

"1. Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác; sử dụng...

⇒ Kết luận: Căn cứ quy định nêu trên và thông tin Công ty cung cấp tại văn bản 0502/2019/PUNCH-CV đề ngày 14/02/2019, Cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn theo nguyên tắc sau:

Trường hợp Công ty ký hợp đồng với công ty ở Nhật Bản (không có cơ sở thường trú ở Việt Nam) để mua bản quyền phần mềm Game X có kèm vật trung gian chứa đựng phần mềm (USB) theo quy định của pháp luật được thực hiện tại Việt Nam thì thu nhập từ bản quyền phần mềm, chuyển nhượng USB nêu trên của công ty ở Nhật Bản thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu tại Việt Nam. Công ty có trách nhiệm khai, khấu trừ, nộp thay thuế nhà thầu cho công ty ở Nhật Bản như sau:

⊕ Thuế GTGT: bản quyền phần mềm theo quy định của pháp luật thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng usb chứa đựng phần mềm thuộc đối tượng chịu thuế 2%.

⊕ Thuế TNDN: Trường hợp hợp đồng tách riêng được giá trị bản quyền phần mềm và giá trị chuyển nhượng usb chứa đựng phần mềm thì áp dụng tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với cung cấp hàng hóa (usb) là 1%, đối với giá trị bản quyền phần mềm là 10%.

Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc, đề nghị Công ty liên hệ với Phòng Kiểm tra thuế số 1 - Cục Thuế TP Hà Nội để được hướng dẫn cụ thể.

>>> Xem thêm thuế nhà thầu phần mềm là gì tại đây

#7. Công văn số 1195/CT-TTHT

Công văn số 1195/CT-TTHT chính sách thuế nhà thầu đối với hợp đồng gia công phần mềm

Trả lời công văn số 01/CV-SHD ngày 21/12/2017 của Công ty cổ phần SHD Solutions (sau đây gọi tắt là Công ty) hỏi về chính sách thuế nhà thầu đối với hợp đồng gia công phần mềm, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin:

“...9. Gia công phần mềm là hoạt động trong đó bên nhận gia công thực hiện việc sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm hoặc thực hiện một số công đoạn để hoàn thành sản phẩm, dịch vụ phần mềm theo yêu cầu của bên thuê gia công....”

- Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam:

+ Tại Điều 1 hướng dẫn về đối tượng áp dụng

“Hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau (trừ trường hợp nêu tại Điều 2 Chương I):

1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu....”

+ Tại Điều 7 quy định về thu nhập chịu thuế TNDN:

“1. Thu nhập chịu thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là thu nhập phát sinh từ hoạt động cung cấp, phân phối hàng hóa; cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I).

...3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:

...- Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm).... ”

+ Tại Khoản 2 Điều 13 quy định về tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế:

a) Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh:

STT

Ngành kinh doanh

Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

...2

Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan

5

...8

Thu nhập bản quyền

10

- Căn cứ Khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:

“21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ;...

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật. ”"

⇒ Kết luận: Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty ký hợp đồng thuê nhà thầu nước ngoài gia công phần mềm, mọi ý tưởng, tài liệu, thông tin liên quan đến quá trình gia công phần mềm, sản phẩm phần mềm thuộc quyền sở hữu của Công ty, thu nhập của nhà thầu nước ngoài được hưởng từ phí gia công, dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC , cụ thể:

⊕ Thuế GTGT: gia công phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

⊕ Thuế TNDN: Áp dụng tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu là 5%.

Trường hợp nhà thầu nước ngoài phát sinh thu nhập từ bản quyền thì phải áp dụng tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu là 10%.

#8. Công văn số 903/TCT-CS

Công văn số 903/TCT-CS ban hành ngày 18/03/2019 về chính sách thuế nhà thầu

Trả lời công văn số 4954/CT-TTr ngày 5/11/2018 của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang về chính sách thuế nhà thầu trong quá trình thanh tra thuế tại Công ty TNHH LianTech, Tổng cục Thuế có ý kiến về nguyên tắc như sau:

Tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính quy định về đối tượng áp dụng:

“1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thoả thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.”

Tại khoản 3 Điều 7 Thông tư số 103/2014/TT-BTC nêu trên quy định về thu nhập chịu thuế TNDN:

3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:

- Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm)."

⇒ Kết luận: Theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang tại công văn số 4954/CT-Tr thì theo hợp đồng giao gia công, các Công ty giao gia công (Công ty Arion Technology, Công ty Handan - Hàn Quốc) chuyển tiền phí bản quyền cho Công ty TNHH Lian Tech để trả hộ cho các Công ty sở hữu bản quyền ở nước ngoài (Công ty Lian Arion - Trung Quốc, Công ty HRC, Công ty Zigo - Cộng hòa Seychelles) và không nằm trong đơn giá gia công nên đây chỉ là khoản thu hộ, chi hộ của Công ty TNHH Lian Tech; Giữa các công ty sở hữu bản quyền ở nước ngoài và Công Lian Tech không có bất kỳ hợp đồng nào liên quan đến việc cung cấp bản quyền để sản xuất sản phẩm đầu thu kỹ thuật số; Công ty TNHH Lian Tech chỉ là bên nhận gia công hàng hóa (lắp ráp, gia công đầu thu kỹ thuật số) và nhận tiền công gia công theo hợp đồng gia công.

Đề nghị Cục Thuế tỉnh Bắc Giang kiểm tra cụ thể hợp đồng, hồ sơ, chứng từ, sổ sách kế toán để xác định: Nếu khoản thu nhập mà các công ty sở hữu bản quyền ở nước ngoài nhận được là phát sinh tại Hàn Quốc thì các công ty sở hữu bản quyền ở nước ngoài không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 103/2014/TT-BTC ; nếu khoản thu nhập mà các Công ty sở hữu bản quyền ở nước ngoài nhận được là phát sinh tại Việt Nam thì các công ty sở hữu bản quyền ở nước ngoài thuộc đối tượng của Thông tư số 103/2014/TT-BTC nêu trên.

Ngoài ra, đề nghị Cục Thuế tỉnh Bắc Giang kiểm tra tổng thể các giao dịch giữa các công ty giao gia công ở Hàn Quốc và các công ty nhận gia công tại Việt Nam để xác định có giao dịch giữa các bên liên kết nhằm chuyển giá hay không để xử lý theo quy định.

Trên đây là bài chia sẻ về Thuế nhà thầu bản quyền là gì...và các Công văn hướng dẫn liên quan. Xin vui lòng liên hệ chúng tôi (https://es-glocal.com/) nếu bạn đọc cần thêm thông tin về vấn đề được đề cập ở trên.

logo zalo

Hỏi đáp Thuế nhà thầu bản quyền? Thuế nhà thầu đối với Tài sản sở hữu trí tuệ

menu
024 66 66 33 69
Top