1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội
T2 - T7: 8:00 - 17:30
024 66 66 33 69
17:24 30/11/2020 Tin Tức Nguyễn Đình Viên 0 bình luận
Ngày 05/11/2020 Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 132/2020/NĐ-CP Quy định về quản lý thuế với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 12 năm 2020 và được thay thế cho Nghị định 20/2017/NĐ-CP (Nghị định 20). Vậy những điểm mới của Nghị định 132/2020/NĐ-CP so với Nghị định 20 có những thay đổi quan trọng nào? ES-GLOCAL chia sẻ cùng bạn qua bài viết dưới đây.
Để nắm rõ những điểm mới thay đổi trong Nghị định bạn xem lướt qua nội dung chính của bài viết dưới đây nhé.
Nếu như trước đây Nghị định 20 chỉ quy định các giao dịch của các bên có quan hệ liên kết là giao dịch trong hoạt động kinh doanh thì giờ đây nghị định 132 quy định rõ các giao dịch bao gồm: mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết mới thuộc phạm vi điều chỉnh của quan hệ liên kết.
>>> Xem thêm quan hệ liên kết là gì tại đây nhé!
Nghị định 20 chỉ đề cập tới 10 trường hợp có quan hệ liên kết thì nghị định 132 bổ sung thêm 01 trường hợp nữa thành 11 trường hợp đó là:
Nghị định 132 kế thừa quy định tại Nghị định 68/2020/NĐ-CP theo đó nâng mức khống chế chi phí lãi vay từ 20% so với Nghị định 20 lên thành 30% và cho phép khống chế chi phí lãi vay sau khi đã trừ lãi tiền gửi, tiền vay.
Đối tượng được miễn áp dụng khống chế chi phí lãi vay được thay đổi bổ sung thêm đối tượng:
So với Nghị định 20 thì Nghị định 132 cho phép lãi vay vượt định mức khống chế 30% được kết chuyển sang các năm sau và thời gian kết chuyển không quá 05 năm.
Với Nghị định 20 khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn là từ tứ phân vị thứ nhất đến tứ phân vị thứ ba, tương đương với bách phân vị thứ 25 đến bách phân vị thứ 75. Với nghị định 132 thì khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn là tập hợp các giá trị từ bách phân vị thứ 35 đến bách phân vị thứ 75. Như vậy, giá trị ngưỡng dưới được đề xuất tăng thêm 10%.
>>> Xem thêm khoảng giao dịch độc lập chuẩn và hướng dẫn cách xác định tại đây nhé!
Ngoại trừ trường hợp được miễn lập hồ sơ theo Nghị định 20 cũ thì nghị định 132 bổ sung thêm trường hợp miễn khi thỏa mãn của 3 tiêu chí sau:
>>> Xem thêm các trường hợp được miễn lập hồ sơ, miễn kê khai trong giao dịch liên kết tại đây nhé!
Cơ sở dữ liệu thương mại theo nghị định 132 được xem như là một nguồn cơ sở dữ liệu đã được xác minh và tin cậy để sử dụng cho mục đích thực hiện phân tích so sánh đối với cả người nộp thuế và cơ quan thuế.
Nếu có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ mười tám nghìn tỷ đồng trở lên, có trách nhiệm lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia và nộp Báo cáo cho Cơ quan thuế chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao. Nghị định 20 không quy định khoản này.
- Không bắt buộc phải nộp cho cơ quan thuế Việt Nam trong trường hợp cơ quan thuế Việt Nam có thể nhận được báo cáo lợi nhuận liên quốc gia thông qua cơ chế trao đổi thông tin tự động (“AEOI”);
- Phải nộp nếu thuộc các trường hợp sau:
- Công ty mẹ không bắt buộc phải nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (Hồ sơ toàn cầu) theo quy định của nước sở tại thì doanh ngiệp Việt Nam thì các điều ước quốc tế về thuế sẽ được áp dụng.
>>> Xem thêm cách lập và lưu Phụ lục III Nghị định 132 các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ toàn cầu tại đây nhé!
Hỏi: Thời hạn lập hồ sơ xác định giá trong GDLK là khi nào?
Trả lời: Hồ sơ trong GDLK được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế TNDN hàng năm và được lưu trữ, xuất trình khi Cơ quan thuế yêu cầu.
Hỏi: Phụ lục 01 về giao dịch liên kết lập sai có được sửa và nộp lại không?
Trả lời: Phụ lục 01 về giao dịch liên kết lập sai bạn sửa lại và nộp lại bạn nhé.
Hỏi: Cách lập Báo cáo giao dịch liên kết như thế nào?
Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ cách lập báo cáo giao dịch liên kết bạn xem tại đây nhé.
Trên đây là chia sẻ của Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL về điểm mới của Nghị định 132 về Giao dịch liên kết. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất: https://es-glocal.com/hoi-dap/. Cám ơn bạn đã theo dõi.
Hỏi đáp Những điểm mới của Nghị định 132/2020/NĐ-CP về Giao dịch liên kết