16:35 03/01/2021 Tin Tức Đặng Tiến Trung 0 bình luận
Giao dịch liên kết là gì? Những thủ tục gì để nhận diện được rủi ro về thuế trong chuyển giá năm 2019. DN cần làm gì để tránh được rủi ro về giao dịch liên kết?
Giao dịch liên kết là những giao dịch của các bên có quan hệ liên kết phát sinh trong quá trình SX, KD như hoạt động: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp DV; đi vay, cho vay, DV tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết.
Chuyển giá là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia trên toàn cầu.
Xem thêm bài viết Chuyển giá là gì? Chuyển giá có phải là trốn thuế không tại đây!
>>> Mời các bạn xem thêm: Rủi ro trong giao dịch liên kết cần lưu ý
Để hiểu rõ các thủ tục, nội dung về khi kiểm tra, thanh tra về chuyển giá (giao dịch của các bên có quan hệ liên kết với nhau). Các bạn cần phân biệt giao dịch liên kết là gì? Cơ bản như sau:
>>> Xem thêm: Quan hệ liên kết là gì
Chuyển giá là gì? Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách đối với hàng hóa, dịch vụ được chuyển dịch giữa các bên có quan hệ liên kết (các bên liên kết) không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của tất cả các bên liên kết đó. Chuyển giá chính là hành vi thiết lập giá giao dịch kinh doanh không theo nguyên tắc “giá thị trường” giữa hai công ty có quan hệ liên kết nhằm tối thiểu hóa lợi nhuận nộp thuế, chuyển thu nhập từ nơi có thuế suất cao đến nơi có thuế suất thấp (hoặc các nước thiên đường thuế) để giảm thiểu số thuế phải nộp.
+ Có sự chênh lệch về thuế suất thuế TNDN của Việt nam với nhiều quốc gia trên thế giới, có ưu đãi thuế giữa các ngành nghề, lĩnh vực trong cùng quốc gia tạo ra những “vùng trũng” khi thực hiện nghĩa vụ thuế
+ Quy định về hạn chế thanh toán bằng tiền mặt là nguyên nhân thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước thành lập các công ty con, công ty liên kết để chuyển từ trốn thuế sang chuyển giá để tránh thuế, đặc biệt là chuyển giá từ kinh doanh thông thường sang lĩnh vực xã hội hóa đang được ưu đãi thuế TNDN (như y tế, giáo dục, thể thao, nông nghiệp,…)
+ Dựa vào quyền tự định đoạt giá mua, giá bán thực hiện hoạt động chuyển giá để mua lỗ các công ty không có quan hệ liên kết nhằm làm giảm số thuế phải nộp hoặc chuyển giá để tạo lãi giả làm giá trên thị trường chứng khoán.
Gần đây, Chính phủ ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có GDLK và Thông tư 41/2017/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 20 giao dịch liên kết có những nội dung cơ bản sau:
Phương pháp xác định giá trong giao dịch liên kết:
>>> Chi tiết phương pháp xác định giá giao dịch liên kết xem tại đây!
Trước đó, Quy định pháp luật áp dụng Thông tư 66/2010/TT-BTC có những điểm khác nhau với Nghị định 20 về giao dịch liên kết.
>>> Xem thêm: So sánh Thông tư 66 và Nghị định 20
Các bên có quan hệ về Vốn, Kiểm soát, Quản lý, Chi phối, ... tới nhau là những bên có quan hệ liên kết. Để hiểu rõ hơn về quan hệ liên kết các bạn xem tiếp theo đường dẫn: Các bên có quan hệ liên kết gồm những đối tượng nào
Trên đây, Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL (https://es-glocal.com/) xin chia sẻ một số điểm cần lưu ý và những rủi ro về thuế trong chuyển giá năm 2019.
Để hiểu thêm về GDLK, chuyển giá các bạn có thể tham khảo bài viết: Những vấn đề cơ bản về chuyển giá
Bài liên quan
Hỏi đáp Giao dịch liên kết là gì? RỦI RO về THUẾ trong CHUYỂN GIÁ