1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Cách hạch toán CCDC mua về và tiến hành phân bổ hàng kỳ MỚI NHẤT 2020

13:36 25/12/2020 Tin Tức Es-glocal 0 bình luận

Công cụ dụng cụ khi mua về được tiến hành phân bổ và hạch toán như thế nào? Sau đây, Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL xin trân trọng chia sẻ tới bạn đọc bài viết về cách hạch toán CCDC mua về và tiến hành phân bổ hàng kỳ.

Dưới đây là nội dung chi tiết của bài viết, mời các bạn cùng đón đọc!

Hạch toán công cụ dụng cụ
Hạch toán công cụ dụng cụ

Cách hạch toán CCDC mua về và tiến hành phân bổ hàng kỳ MỚI NHẤT 2020

#1. Hạch toán CCDC khi mua về

Nợ TK 153 - Công cụ dụng cụ

Nợ TK 1331 - Thuế GTGT đầu được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ

Có TK 1111/ TK 1121/ TK 331

- Sau khi đã xác định được là mua CCDC về dùng cho bộ phần nào, các bạn xác định ngày đưa CCDC vào sử dụng và thời gian muốn sử dụng để tính phân bổ hợp lý.

>>> Xem thêm về cách phân bổ công cụ dụng cụ tại đây nhé!

#2. Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ

- Khi xuất CCDC đưa vào sử dụng:

a. Nếu giá trị nhỏ và sử dụng cho 1 kỳ thì các bạn đưa luôn vào chi phí:

Nợ TK 154, 623, 627, 641, 642 ... (Tùy từng bộ phận để hạch toán nhé)

TK 153 - Công cụ dụng cụ

b. Nếu CCDC có giá trị lớn và sử dụng cho nhiều kỳ thì phải đưa vào chi phí trả trước để phân bổ:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước

TK 153 - Công cụ dụng cụ

- Đến cuối kỳ (cuối tháng) kế toán tiến hành hạch toán Chi phí Phân bổ CCDC trong tháng đó, theo Bộ phận sử dụng:

Nợ TK 154 – Bộ phận sản xuất (Theo TT 133)

Nợ TK 6421 – Bộ phận Bán hàng (Theo TT 133)

Nợ TK 6422 – Bộ phận Quản lý (Theo TT 133)

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (Theo TT 200)

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Theo TT 200)

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (Theo TT 200)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Theo TT 200)

TK 242 – CP trả trước

Đó là những công việc mà kế toán phải làm khi phát sinh việc mua CCDC phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

#3. Một số câu hỏi liên quan đến hạch toán công cụ dụng cụ

Hỏi: Điều kiện ghi nhận hàng hóa là công cụ dụng cụ

Trả lời: Theo thông tư 45/2013/TT-BTC về chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định; thì đối với những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hơn 30.000.000vnđ; không đủ điều kiện trở thành tài sản cố định thì được xếp vào loại công cụ dụng cụ; và có thời gian phân bổ tối đa không quá 24 tháng.

Hỏi: Công cụ dụng cụ phân bổ nhiều kì tính như nào?

Trả lời:

Mức phân bổ hàng năm = Giá trị CCDC
Thời gian phân bổ

Mức phân bổ hàng tháng = Mức phân bổ hàng năm
12 tháng

Nếu CCDC mua về mà sử dụng ngay các phải xác định ngày đưa CCDC vào sử dụng, cụ thể như sau:

Mức phân bổ trong tháng phát sinh = Giá trị CCDC X Số ngày sử dụng trong tháng
Thời gian phân bổ ( X ) Tổng số ngày của tháng p/s

Ta có:

Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng p/s - Ngày bắt đầu sử dụng + 1

Hỏi: Khi xuất công cụ dụng cụ thì hạch toán như thế nào?

Trả lời: Hạch toán công cụ dụng cụ khi xuất dùng mời các bạn theo dõi nội dung chia sẻ của bài viết về hạch toán công cụ dụng cụ trên đây nhé!

Trên đây, Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL vừa chia sẻ về cách hạch toán CCDC mua về và tiến hành phân bổ hàng kỳ, nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ vui lòng đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://es-glocal.com/hoi-dap/ hoặc để lại bình luận bên dưới bài viết vè hạch toán công cụ dụng cụ này nhé. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!

logo zalo

Hỏi đáp Cách hạch toán CCDC mua về và tiến hành phân bổ hàng kỳ MỚI NHẤT 2020

menu
024 66 66 33 69
Top