1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Lưu ý quan trọng khi thanh kiểm tra các doanh nghiệp FDI

17:22 15/09/2021 Tin Tức Nguyễn Đình Viên 0 bình luận

Doanh nghiệp FDI là gì? Khi thanh kiểm tra thuế doanh nghiệp FDI cần quan tâm, lưu ý các vấn đề gì? Với các vấn đề đó kế toán, doanh nghiệp cần xử lý như thế nào mới nhất hiện nay? Các bạn cùng ES-GLOCAL tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Để tiện theo dõi các bạn xem qua các nội dung chính của bài viết này bên dưới nhé.

Khái niệm FDI là gì? Doanh nghiệp FDi là gì

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan về FDI các bạn nhé.

#1. FDI là gì? Doanh nghiệp FDI là gì? Vốn FDI là gì?

#1.1 FDI là gì?

FDI hay còn gọi là vốn đầu tư nước ngoài có tên trong tiếng Anh là Foreign Direct Investment. Như vậy có thể thấy cụm từ FDI là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh nói trên.

FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước có được một tài sản ở một nước khác cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".

#1.2 Doanh nghiệp FDI là gì?

Theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Doanh nghiệp FDI theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được coi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Hiểu đơn giản thì doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt vốn góp của bên nước ngoài chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong vốn góp của doanh nghiệp đó.

Hình thức của doanh nghiệp FDI bao gồm:

  • Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty hợp danh.

#1.3 Vốn FDI là gì?

Vốn FDI là nguồn tiền, tài sản được sử dụng để đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn FDI có thể được phân theo tính chất dòng vốn (vốn chứng khoán, vốn tái đầu tư, vốn vay nội bộ) hoặc theo mục đích của nhà đầu tư (vốn tìm kiếm tài nguyên, vốn tìm kiếm hiệu quả, vốn tìm kiếm thị trường).

>>> Xem thêm từ A-Z các vấn đề về doanh nghiệp FDI tại đây nhé

Vậy với các doanh nghiệp FDI này thì khi thanh kiểm tra thuế cần lưu ý các vấn đề gì?

#2. Vấn đề lưu ý quan trọng khi thanh kiểm tra doanh nghiệp FDI

thanh kiểm tra thuế doanh nghiệp FDI

#2.1 Tổng quan về hoạt động thanh kiểm tra thuế doanh nghiệp FDI hiện nay

Hiện nay, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp ngày càng cao vào ngân sách nhà nước cho thấy, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng hơn vào phát triển kinh tế xã hội trong nước.

Số thu về các sắc thuế nội địa (không kể dầu thô) của khu vực doanh nghiệp FDI là 210.234 tỷ đồng, tăng 12,8% so với năm trước. Đối chiếu với số nộp ngân sách nhà nước khu vực doanh nghiệp FDI các năm trước cho thấy, tốc độ tăng về số nộp ngân sách nhà nước của khu vực này cao hơn so với hai năm trước liền kề, gần bằng mức tăng của năm 2016 so với năm 2015.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vẫn còn một số những tồn tại, hạn chế. Đầu tư nước ngoài tập trung lớn tại các tỉnh của khu vực Đông Nam Bộ và một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng) và rất hạn chế tại một số tỉnh miền núi phía Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Bắc Kạn, Hà Giang, Cao Bằng) và một số tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk) cho thấy chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của Chính phủ vào địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và khó khăn chưa phát huy hiệu quả trong việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng tài sản, sử dụng vốn đầu tư tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhìn chung vẫn còn thấp, chưa phát huy hết tiềm lực của doanh nghiệp; các chỉ tiêu khả năng sinh lời của một số lĩnh vực vẫn còn âm, nộp ngân sách vẫn chưa tương xứng với chưa tương xứng với những ưu đãi được hưởng. Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có lãi chiếm tỷ lệ ít, mới đạt 45% số doanh nghiệp; nhiều doanh nghiệp có số lỗ lớn và lỗ liên tục trong nhiều năm.

Như vậy có thể thấy số lượng doanh nghiệp FDI báo lỗ lên tới 55% đây là con số không hề nhỏ. Vì số lượng doanh nghiệp báo lỗ cao như vậy dẫn tới việc thanh kiểm tra thuế doanh nghiệp FDI ngày một nhiều với sự sát sao lớn hơn.

Vậy đâu là những vấn đề doanh nghiệp FDI cần phải quan tâm?

#2.2 Ưu đãi thuế

Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế
Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế

Đầu tiên chúng ta không thể không kể tới ưu đãi thuế mà doanh nghiệp FDI được hưởng.

Do chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong những năm của thời kỳ đổi mới, sự gia nhập thành viên tổ chức kinh tế quốc tế nên các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ trước tới nay có rất nhiều ưu đãi về thuế khác nhau. Việc xác định ưu đãi thuế của doanh nghiệp chính xác nhằm đảm bảo việc ưu đãi đúng theo quy định của pháp luật, tạo sự công bằng đối với các doanh nghiệp và tránh thất thu cho ngân sách nhà nước.

Xác định ưu đãi thuế của một doanh nghiệp FDI do chính sách thuế thay đổi từng thời kỳ nên phải xem xét ngay từ khi doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư đến khi doanh nghiệp đầu tư và đi vào hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh đồng thời cần lưu ý tới cả quá trình mở rộng đầu tư của doanh nghiệp đó.

Như vậy để cần lưu ý vấn đề sau:

  • Rà soát, hệ thống các văn bản quy định về chính sách ưu đãi thuế từ khi doanh nghiệp hoạt động và gắn nó vào với vản bản phù hợp;
  • Đối chiếu ngành nghề của doanh nghiệp ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư với thực tế hoạt động của doanh nghiệp đó để xác định đúng lĩnh vực hoạt động được ưu đãi thuế;
  • Lưu ý đến quy định thời gian về việc bắt đầu, chấm dứt ưu đãi thuế và lưu ý tới các khoản chi phí, doanh thu hạch tóa không đúng niên độ kế toán để tránh việc chuyển chi phí, doanh thu từ niên độ được miễn thuế sang niên độ giảm thuế, hết ưu đãi thuế...

>>> Xem thêm ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN tại đây nhé

#2.3 Giao dịch liên kết

nhận biết giao dịch liên kết

Doanh nghiệp FDI phần lớn tập trung về các mối quan hệ liên kết giao dịch với tập đoàn nước ngoài chắc chắn sẽ có giao dịch liên kết giữa các bên tham gia góp vốn cũng như doanh thu và chi phí. Do đó thanh kiểm tra thuế doanh nghiệp FDI thì vấn đề giao dịch liên kết không thể bỏ qua đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả hoặc kém hiệu quả so với công ty cùng ngành hoặc báo lỗ liên tục nhiều năm mà vẫn mở rộng hoạt động sản xuất...

Như vậy với lưu ý này bạn cần chú ý vấn đề sau:

  • Đối với dịch vụ xuất hiện phí quản lý của phía nước ngoài, chi phí chuyên gia, lãi vay, thương hiệu bản quyền... tăng cao;
  • Tài sản máy móc thiết bị nhập khẩu từ các Công ty mẹ, Công ty cùng tập đoàn có giá trị lớn tuy nhiên hiệu quả sử dụng thấp hoặc sử dụng được thời gian ngắn đã thanh lý với giá trị thu hồi thấp hoặc phải hủy hoàn toàn;
  • Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu thể hiện giá trị nhập khẩu từ Công ty mẹ hoặc công ty cùng tập đoàn giá cao hơn so với nhập khẩu, mua từ các công ty độc lập khác;
  • Giá bán hàng hóa, thành phẩm cho các công ty tập đoàn giá trị thấp hơn so với giá trị trường hoặc thấp hơn cả giá vốn...
  • Lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết: sử dụng cơ sở dữ liệu so sánh không trung thực, không đúng thực tế để phân tích so sánh, kê khai; không nêu được rõ nguồn gốc số liệu để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận để kê khai GDLK; các doanh nghiệp lấy dữ liệu so sánh không tương đồng với doanh nghiệp của doanh nghiệp;...

>>> Xem thêm rủi ro trong giao dịch liên kết tại đây nhé

#2.4 Thuế nhà thầu

Thuế nhà thầu là gì?

Với vấn đề về thuế nhà thầu cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Vay vốn của các doanh nghiệp nước ngoài và trả lãi nhưng không kê khai, nộp thuế nhà thầu;
  • Có kê khai và nộp nhưng không đầy đủ, kê khai sai, thiếu nghĩa vụ thuế phát sinh;
  • Kê khai thiếu doanh thu chịu thuế: Chỉ tính thuế một phần giá trị hợp đồng, chỉ kê khai thuế GTGT, không kê khai thuế TNDN...
  • Đã hạch toán chi phí nhưng quan niệm là chưa thanh toán nên chưa tính thuế nhà thầu coi như bù trừ công nợ giữa công ty mẹ và công ty con...

Xem thêm thuế nhà thầu là gì? cách tính thuế nhà thầu như thế nào? tại đây nhé

#3. Kết luận

Trên đây là những lưu ý quan trọng khi thanh kiểm tra thuế doanh nghiệp FDI. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn nắm được khái niệm cơ bản về FDI cũng như giúp bạn thấy được những rủi ro khi thanh tra thuế tại doanh nghiệp. Nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ các bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://es-glocal.com/hoi-dap/ chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết thanh kiểm tra thuế doanh nghiệp FDI của chúng tôi.

logo zalo

Hỏi đáp Lưu ý quan trọng khi thanh kiểm tra các doanh nghiệp FDI

menu
024 66 66 33 69
Top