1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Hướng dẫn cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công năm 2020

11:47 28/10/2020 Tin Tức Đặng Tiến Trung 1 bình luận

Cách tính thuế TNCN như thế nào? Làm thế nào để xác định được thuế thu nhập cá nhân phải nộp của cá nhân trong năm. Cần những hồ sơ gì để xác định chính xác số thuế TNCN phải nộp.

Dưới đây, tôi sẽ gửi tới các bạn những điểm quan trọng, đơn giản với chỉ vài phép tính đơn giản các bạn có thể xác định thuế TNCN phải nộp.

Để làm rõ được số thuế TNCN phải nộp thì các bạn cần xác định đúng thời điểm tính thuế TNCN, tổng thu nhập cá phát sinh trong năm cũng như các khoản giảm trừ thuế TNCN tương ứng.

1. Những điều cần biết về cách tính thuế TNCN

#1. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế TNCN:

Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thời điểm xác định thu nhập để tính thuế TNCN là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế

Ví dụ:

  • Tiền lương của tháng 12/2019 trả vào tháng 01/2020 thì tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 01/2020.
  • Tương tư như vậy, các khoản thu nhập như lương, thưởng của năm 2018 để trả (thực nhận) vào năm 2019 thì được xác định là thu nhập chịu thuế TNCN của năm 2019
  • Thuế TNCN là loại thuế tính theo tháng, kê khai có thể theo tháng hoặc theo quý nhưng quyết toán theo năm.

#2. Phương pháp tính thuế TNCN

  • Tính theo biểu lũy tiến từng phần: Đối với lao động ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ 3 tháng trở lên.
  • Khấu trừ 10%: Đối với NLĐ không ký hợp đồng hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên.
  • Khấu trừ 20%: Đối với cá nhân không cư trú (thông thường là người nước ngoài) được xác định bằng TNCT từ tiền lương, tiền công nhân với thuế suất 20%.

2. Cách tính thuế TNCN đối với từng trường hợp cụ thể

#1. Cá nhân cư trú có ký HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng trở lên

(*) Kể cả trường hợp cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi.

Note: Đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần (Được căn cứ vào Điểm b Khoản 1 Điều 25 của Thông tư 111/2013/TT-BTC).

Cách tính thuế TNCN được xác định như sau:

Thuế TNCN phải nộp

=

Thu nhập tính thuế TNCN

X

Thuế suất

a. Thu nhập tính thuế TNCN

Thu nhập tính thuế TNCN

=

Thu nhập chịu thuế TNCN

-

Các khoản giảm trừ

- Thu nhập chịu thuế: là tổng TNCN nhận được từ tổ chức chi trả không bao gồm các khoản sau:

Tiền ăn giữa ca, ăn trưa

Theo Khoản 4 Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH là không được vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.

- Mức hỗ trợ này được áp dụng bằng tiền, nếu bằng bữa ăn, suất ăn thì không khống chế.

Trường hợp, nếu hỗ trợ bằng tiền nếu số tiền vượt trên mức không chế. Phần vượt lên bị tính thuế TNCN, phần trong quy định không tính thuế TNCN

Phụ cấp điện thoại

Các bạn tham khảo tại Công văn 5274/TCT-TNCN ngày 09/12/2015, Công văn 1166/TCT-TNCN ngày 21/3/2016 của TCT

- Phụ cấp điện thoại nếu trong quy định, quy chế công ty thì được miễn thuế

Phụ cấp trang phục

Theo Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC là không quá 5.000.000 đồng/người/năm.

- Mức không chế chỉ không chế bằng tiền, bằng hiện vật sẽ không bị không chế.

Trường hợp phụ cấp cả hai (cả bằng tiền và cả bằng hiện vật) thì chỉ khống chế bằng tiền, bằng hiện vật nếu có hồ sơ, chứng từ hợp lệ sẽ không bị không chế

Tiền công tác phí

Các bạn tham khảo tại Công văn 1166/TCT-TNCN ngày 21/3/2016 của TCT

Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ.

Ví dụ: Ban ngày được trả 80.000 đồng/giờ, làm thêm ban đêm được trả 120.000 đồng/giờ thì số tiền làm thêm ban đêm nhận được có 80.000 đồng phải chịu thuế TNCN, 40.000 đồng vượt trên mức bình thường không chịu thuế TNCN.

Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không chịu thuế TNCN

Xem thêm các khoản phụ cấp không chịu thuế TNCN tại đây`

- Các khoản giảm trừ bao gồm:

Giảm trừ gia cảnh

- Đối với bản thân là 9.000.000 đồng/người/tháng.

- Đối với người phụ thuộc là 3.600.000 đồng/người/tháng.

Các khoản bảo hiểm bắt buộc

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.

Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Note: Người phụ thuộc cần đăng ký mã số thuế người phụ thuộc, và phải có MST cho người phụ thuộc trước khi quyết toán thuế TNCN nhé.

>>> Xem thêm tra cứu mã số thuế người phụ thuộc tại đây!

b. Thuế suất

Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế TNCN, chi tiết:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Các bạn theo dõi ví dụ chi tiết cách tính thuế TNCN bên dưới nhé.

#2. Cá nhân cư trú không ký HĐLĐ hoặc có ký nhưng dưới 3 tháng

(*) Khấu trừ thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên.

- Đối với cá nhân cư trú: khấu trừ 10% tổng thu nhập trả/lần (không phân biệt có mã số thuế hay không).

Lưu ý:

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức TNCT của cá nhân sau khi trừ giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (Cam kết 02/CK-TNCN - Theo mẫu tại Thông tư 92/2015/TT-BTC) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.

- Người làm cam kết 02 bắt buộc phải có MST tại thời điểm làm cam kết.

Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

>>> Xem thêm tra cứu MST TNCN mới nhất tại đây!

#3. Cá nhân không cư trú (thường là cá nhân nước ngoài)

Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng TNCT từ tiền lương, tiền công nhân với thuế suất 20%.

3. Cách tính thuế TNCN chi tiết

Dưới đây, ES-GLOCAL ví dụ một trường hợp theo 02 (hai) cách tính thuế TNCN khi áp dụng công thức lũy tiến từng phần. Chi tiết như sau:

Ví dụ: Bà C có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 40 triệu đồng và nộp các khoản bảo hiểm là: 7% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế trên tiền lương. Bà C nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng Bà C không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Bà C được tính như sau:

- Thu nhập chịu thuế của Bà C là 40 triệu đồng.

- Bà C được giảm trừ các khoản sau:

+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu đồng

+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con): 3,6 triệu đồng × 2 = 7,2 triệu đồng

+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp lần lượt là: 8%; 1,5%; 1% (Phần do người lao động chi trả).

VD: Tổng các khoản BHXH, BHYT, BHTN là: 4,2 triệu đồng

Tổng cộng các khoản được giảm trừ: 9 triệu đồng + 7,2 triệu đồng + 4,2 triệu đồng = 20,4 triệu đồng

- Thu nhập tính thuế của Bà C là: 40 triệu đồng - 20,4 triệu đồng = 19,6 triệu đồng

◊ Số thuế phải nộp:

♦ Cách #1: Áp dụng biểu lũy tiến từng phần:

+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%: 5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng

+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%: (10 triệu đồng - 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng

+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%: (18 triệu đồng - 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng

+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%: (19,6 triệu đồng - 18 triệu đồng) × 20% = 0,32 triệu đồng

- Tổng số thuế Bà C phải tạm nộp trong tháng là:

0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 0,32 triệu đồng = 2,27 triệu đồng

♦ Cách #2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:

Thu nhập tính thuế trong tháng 20,4 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 4. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:

19,6 triệu đồng × 20% - 1,65 triệu đồng = 2,27 triệu đồng

Trên đây, là một ví dụ đặc thù để hướng dẫn cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công (thu nhập mang tính chất tiền lương). Nếu các bạn có khó khăn khi tính và áp dụng vui lòng đặt câu hỏi https://es-glocal.com/hoi-dap/ hoặc bình luận bên dưới nhé.

>>> Xem thêm hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân chi tiết từng bước ai cũng làm được tại đây!

Từ khóa: Cách tính thuế TNCN, xác định thuế TNCN, hướng dẫn tính thuế TNCN năm 2020, cách tính thuế thu nhập cá nhân

logo zalo

Hỏi đáp Hướng dẫn cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công năm 2020

T

Trang Lưu

0392956xxx

Cách #2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn: (Thu nhập tính thuế trong tháng 20,4 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 4. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau: 19,6 triệu đồng × 20% - 1,65 triệu đồng = 2,27 triệu đồng) cho mình hỏi là 1.65 triệu đồng này ở đâu vậy bạn. Mình cảm ơn.

Đặng Tiến Trung

Quản trị viên

Chào bạn Trang Lưu, Trong công thức tính trên, số 1,65 triệu đồng được tính theo phụ lục số Phụ lục: 02/PL-TNCN - Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. Bạn có thể tải thông tư 111/2013/TT-BTC để xem chi tiết nhé.
menu
024 66 66 33 69
Top