1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Những điểm mới về quy định hợp đồng lao động từ năm 2020

09:15 12/11/2020 Tin Tức Đặng Tiến Trung 0 bình luận

Bất kỳ một công việc được thỏa thuận nào cũng cần có Hợp đồng lao động (HĐLĐ). Điều này sẽ đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho chính bạn. Vậy HĐLĐ là gì? Những quy định về HĐLĐ nào mà chúng ta cần biết khi thực hiện ký kết HĐLĐ?. Hãy cùng ES-GLOCAL tìm hiểu bài viết dưới đây nhé:

#1. Hợp đồng lao động là gì ?

Một trong những yếu tố duy trì sự ổn định và thành công của các hoạt động kinh doanh ngày nay cũng như quyền lợi hợp pháp của người lao động đó chính là tính chặt chẽ của hợp đồng.Vậy hợp đồng lao động là gì?

Theo điều 15 của Bộ Luật lao động 2012 :

"HĐLĐ là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động"

#2. Hình thức của hợp đồng lao động

Theo điều 16 Bộ luật lao động 2012 quy định:

- HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

- Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói.

#3. Phạm vi hợp đồng lao động

HĐLĐ với tư cách là một trong những hình thức pháp lí để tuyển dụng lao động cho nên nó được áp dụng trong phạm vi đối tượng nhất định. Theo quy định, phạm vi đối tượng của HĐLĐ được áp dụng với tất cả người lao động làm việc trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện và có nhu cầu thuê mướn, sử dụng lao động, trừ phạm vi đối tượng sau đây:

Quy định về HĐLĐ (ảnh minh họa)

- Những người thuộc đối tượng điều chỉnh là Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức ( những người đã là công chức, viên chức vẫn có thể tham gia quan hệ HĐLĐ nếu công việc của họ không bị pháp luật cấm);

- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách, người giữ các chức vụ trong cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp, Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân được Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ;

- Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước;

- Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp;

- Những người thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoạt động theo Quy chế của tổ chức đó;

- Cán bộ chuyên trách công tác đảng, công đoàn, thanh niên trong các doanh nghiệp nhưng không hưởng lương của doanh nghiệp;

- Xã viên Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.

#4. Chủ thể hợp đồng lao động

Chủ thể của HĐLĐ gồm người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó:

– Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo HĐLĐ, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

– Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo HĐLĐ, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, đối với từng trường hợp mà pháp luật có quy định riêng. Cụ thể:

+ Đối với người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam: Điều 169 BLLĐ

+ Đối với người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam: Điều 168 BLLĐ

Ngoài ra, trong một số trường hợp pháp luật quy định ngoại lệ về điều kiện chủ thể của HĐLĐ, ví dụ: sử dụng lao động dưới 15 tuổi để làm những công việc mà pháp luật cho phép; không sử dụng lao động nữ trong những trường hợp đặc biết, lao động tàn tật, lao động cao tuổi,.. làm những công việc mà pháp luật cấm.

Đối với người lao động, việc giao kết HĐLĐ mang tính trực tiếp, không được ủy quyền ( trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 18 BLLĐ Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng) Đối với người sử dụng lao động, họ có thể ủy quyền cho người khác kí kết HĐLĐ, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân.

#5. Hình thức hợp đồng lao động

HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói.

HĐLĐ bằng văn bản được áp dụng cho các loại sau đây:

- HĐLĐ không xác định thời hạn

- HĐLĐ xác định thời hạn từ ba tháng trở lên

- HĐLĐ với người giúp việc gia đình (Điều 180 BLLĐ)

- HĐLĐ với nhân viên phục vụ làm thuê cho cơ sở kinh doanh Karaoke ( Khoản 6 Điều 32 Nghị định số 604/VBHN-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng)

HĐLĐ bằng lời nói do các bên thỏa thuận thông qua sự đàm phán thương lượng bằng ngôn ngữ mà không lập thành văn bản, quá trình giao kết có thể có hoặc không có người làm chứng tùy theo yêu cầu của các bên. Khi giao kết bằng lời nói, các bên đương nhiên phải tuân thủ pháp luật về giao kết HĐLĐ. HĐLĐ bằng lời nói được áp dụng đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng.

HĐLĐ bằng hành vi thể hiện thông qua hành vi của các chủ thể khi tham gia quan hệ. Ví dụ: hành vi làm việc của người lao động; hành vi bố trí công việc, trả lương của người sử dụng lao động.

#6. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

- Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

#7. Nội dung của hợp đồng lao động

Theo quy định tại Bộ Luật lao động năm 2012 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Dù giữa doanh nghiệp và người lao động ký hợp đồng theo hình thức nào, mẫu hợp đồng lao động nào thì cũng cần đảm bảo những nội dung sau đây:

>>>Xem thêm bài viết Nội dung hợp đồng lao động tại đây nhé!

#8. Thời hạn của hợp đồng lao động

Trong các nội dung của HĐLĐ thì thời hạn của hợp đồng được pháp luật lao động quy định cụ thể và thực tế, đây cũng là vấn đề được các bên quan tâm. Thời hạn của HĐLĐ là khoảng thời gian có hiệu lực của HĐLĐ. Thời hạn của HĐLĐ bao gồm:

– HĐLĐ không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Loại hợp đồng này thường được áp dụng với công việc thường xuyên, lâu dài. Pháp luật quy định đối với loại hợp đồng này, người lao động có quyền chấm dứt không cần lí do.

– HĐLĐ xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

– HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Ngoài ra, BLLĐ còn quy định “Không được giao kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.”

Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động vì đối với HĐLĐ có thời hạn từ 12 tháng trở lên thì chế độ, quyền lợi cũng như vấn đề việc làm của người lao động được đảm bảo và ổn định hơn, tuy nhiên trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động và xã hội cũng cao hơn so với loại HĐLĐ dưới một năm ( về đảm bảo việc làm, đào tạo, bảo hiểm xã hội,..)

Khi HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng. hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới; nếu không ký kết HĐLĐ mới thì HĐLĐ có thời hạn 12 tháng đến 36 tháng đã giao kết trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn và hợp đồng có thời hạn dưới 12 đã giao kết trở thành HĐLĐ xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Trường hợp hai bên ký kết HĐLĐ mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn.

#9. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

- Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐ thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

- Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐ được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục HĐLD hoặc giao kết HĐLĐ mới.

- Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐ thì tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết.

Trên đây là những chia sẻ của ES-GLOCAL để giúp các bạn hiểu rõ hơn về những Quy định về hợp đồng lao động . Nếu các bạn có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ các bạn để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://es-glocal.com/hoi-dap/. Cám ơn các bạn và mong gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo.

logo zalo

Hỏi đáp Những điểm mới về quy định hợp đồng lao động từ năm 2020

menu
024 66 66 33 69
Top