1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Hợp đồng lao động xác định thời hạn được ký tối đa bao nhiêu lần?

14:53 20/11/2020 Tin Tức Đặng Tiến Trung 0 bình luận

Hợp đồng lao động xác định thời hạn đã không còn là khái niệm xa lạ đặc biệt là đối với những người đang trong độ tuổi lao động. Vậy HĐLĐ có thời hạn được ký tối đa mấy lần hay doanh nghiệp muốn ký như thế nào cũng được. Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về vấn đề này. Hãy cùng ES-GLOCAL tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé:

HĐLĐ có thời hạn (ảnh minh họa)

Để tiện theo dõi các bạn lướt qua nội dung dưới đây trước nhé:

#1. Hợp đồng xác định thời hạn là gì?

Theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật lao động 2012 thì: “Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng”.

#2. Mẫu hợp đồng lao động xác định thời hạn

Mẫu HĐLĐ chính là sự ràng buộc về công việc và trách nhiệm của người lao động đối với doanh nghiệp và ngược lại doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi của người lao động đã được thỏa thuận và ký kết trên HĐLĐ. Dưới đây là mẫu HĐLĐ xác định thời hạn cơ bản nhất:

>>> Tải mẫu hợp đồng lao động có thời hạn tại đây nhé!

#3. Hợp đồng có thời hạn được ký tối đa mấy lần?

Căn cứ khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2012, khi hết hạn HĐLĐ, trong vòng 30 ngày, hai bên phải ký HĐLĐ mới.

HĐLĐ có thời hạn (ảnh minh họa)

- Nếu không ký HĐLĐ mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng không có thời hạn. Trong trường hợp này thì doanh nghiệp chỉ được ký HĐLĐ có thời hạn 01 lần.

- Trường hợp hai bên ký kết HĐLĐ mới là hợp đồng có thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn. Trong trường hợp này, HĐLĐ có thời hạn được ký tối đa 2 lần.

- Hiện nay, có nhiều công ty “lách luật” để không ký HĐLĐ không xác định thời hạn với người lao động bằng cách ký phụ lục hợp đồng. Tuy nhiên, Điều 25 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“Thời hạn HĐLĐ chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục HĐLĐ và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn HĐLĐ với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động”

- Theo đó, thời hạn hợp đồng chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục HĐLĐ và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết.

Như vậy, trong mọi trường hợp doanh nghiệp chỉ được ký tối đa 2 lần HĐLĐ có thời hạn với mỗi người lao động. Mỗi lần chỉ được ký thêm 01 phụ lục HĐLĐ để thay đổi thời hạn hợp đồng nhưng không được làm thay đổi loại HĐLĐ đã giao kết trước đó.

#4. Hậu quả pháp lý khi ký hợp đồng lao động có thời hạn quá số lần quy định

Doanh nghiệp trong mọi trường hợp được ký tối đa HĐLĐ có thời hạn không quá 2 lần đối với mỗi người lao động. Nếu lần thứ 3 doanh nghiệp vẫn ký HĐLĐ có thời hạn thì doanh nghiệp đã vi phạm quy định về giao kết hợp đồng.

Theo Nghị Định 88/2015/NĐ-CP tại Điều 1, Khoản 4 Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại HĐLĐ với người lao động; giao kết HĐLĐ không đầy đủ các nội dung chủ yếu của HĐLĐ; giao kết HĐLĐ trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”

Căn cứ theo quy định trên thì nếu doanh nghiệp giao kết hợp đồng với người lao động mà không đúng loại hợp đồng được quy định thì doanh nghiệp sẽ bị phạt tương ứng với số người lao động như sau:

– Doanh nghiệp bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu giao kết không đúng loại hợp đồng từ 01 người đến 10 người lao động;

– Doanh nghiệp bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu giao kết không đúng loại hợp đồng từ 11 người đến 50 người lao động;

– Doanh nghiệp bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu giao kết không đúng loại hợp đồng từ 51 người đến 100 người lao động;

– Doanh nghiệp bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu giao kết không đúng loại hợp đồng từ 101 người đến 300 người lao động;

– Doanh nghiệp bị phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu giao kết không đúng loại hợp đồng từ 301 người lao động trở lên.

#5. Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động có thời hạn

Theo quy định tại điều 37 Bộ luật Lao động 2012 điều kiện chấm dứt HĐLĐ có thời hạn của người lao động như sau:

- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc được thỏa thuận trong hợp đồng;

- Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;

- Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

- Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện HĐLĐ;

- Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ quan trong bộ máy nhà nước;

- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền;

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn.

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng xác định thời hạn người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động:

- Ít nhất là 30 ngày;

- Ít nhất là 03 ngày đối với các trường hợp: Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;

- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc được thỏa thuận trong hợp đồng;

- Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Như vậy, ES-GLOCAL vừa cùng các bạn tìm hiểu về những điều cần lưu ý về Hợp đồng xác định thời hạn. Nếu các bạn có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ các bạn để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://es-glocal.com/hoi-dap/. Cám ơn các bạn. Chúc các bạn thành công!

logo zalo

Hỏi đáp Hợp đồng lao động xác định thời hạn được ký tối đa bao nhiêu lần?

menu
024 66 66 33 69
Top