1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Kết chuyển lãi lỗ là gì? Từ A- Z các vấn đề về kết chuyển lãi lỗ trong mọi doanh nghiệp

16:32 23/08/2021 Tin Tức Đặng Tiến Trung 0 bình luận

Kết chuyển lãi lỗ là gì? Nguyên tắc chuyển lỗ, Hạch toán kết chuyển lỗ. ES-GLOCAL xin chia sẻ với các bạn qua bài viết dưới đây.

Bài viết gồm những nội dung chính sau đây:

#1. Kết chuyển lãi lỗ là gì?

Cuối mỗi kỳ kế toán năm, doanh nghiệp phải xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Thông tư 200 quy định doanh nghiệp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trên tài khoản 911. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Theo đó, cuối mỗi một kỳ kế toán doanh nghiệp sẽ phát sinh kết quả hoạt động kinh doanh. Đó là Doanh nghiệp có lãi hoặc bị lỗ để làm cơ sở cho các năm tài chính tiếp theo. Và việc doanh nghiệp cộng lãi hoặc trừ lỗ vào năm tài chính tiếp theo đó gọi là kết chuyển lãi lỗ.

02-ket-chuyen-lai-lo.jpg
Kết chuyển lãi lỗ là gì?

#2. Nguyên tắc vàng khi chuyển lỗ với mọi doanh nghiệp

#2.1. Các doanh nghiệp thông thường

  • Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang
  • Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã từ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ
  • Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

Ví dụ 1: Năm 2019 DN A có phát sinh lỗ là 10 tỷ, năm 2020 DN A có phát sinh thu nhập là 12 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2019 là 10 tỷ, DN A phải chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2020.

Ví dụ 2: Năm 2019 DN B có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng, năm 2020 DN B có phát sinh thu nhập là 15 tỷ đồng thì:

+ DN B phải chuyển toàn bộ số lỗ 15 tỷ đồng vào thu nhập năm 2020;

+ Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, DN B phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2019 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

  • Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.
  • Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì theo số lỗ được xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.

Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền, số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

#2.2. Với doanh nghiệp có ưu đãi thuế

Trường hợp trong cùng kỳ tính thuế, doanh nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế bị lỗ, hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, thu nhập khác của các hoạt động kinh doanh (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật) có thu nhập (hoặc ngược lại) thì doanh nghiệp bù trừ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động có thu nhập do doanh nghiệp lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất của hoạt động còn thu nhập.

Trường hợp trong các kỳ tính thuế trước, doanh nghiệp đang bị lỗ (nếu còn thời gian chuyển lỗ) thì doanh nghiệp phải chuyển lỗ tương ứng với các hoạt động có thu nhập. Nếu doanh nghiệp không tách riêng được lỗ của từng hoạt động thì doanh nghiệp chuyển lỗ vào thu nhập của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trước sau đó vẫn còn lỗ thì chuyển vào thu nhập của hoạt động không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật)

Ví dụ 2: Trong kỳ tính thuế năm 2014, DN A có phát sinh:

  • Lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng.
  • Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng.
  • Lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 2 tỷ đồng.

Trường hợp này DN A được lựa chọn bù trừ giữa lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm và lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính hoặc lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, phần thu nhập còn lại sẽ nộp thuế TNDN theo thuế suất của phần có thu nhập.

Cụ thể: Bù trừ lỗ 1 tỷ đồng sản xuất phần mềm với lãi 1 tỷ đồng của hoạt động kinh doanh máy tính hoặc hoạt động chuyển nhượng chứng khoán.

  • DN còn thu nhập là 2 tỷ đồng và phải nộp thuế TNDN với mức thuế suất 22% ( 2 tỷ đồng x 22%)

Ví dụ 3: Trong kỳ tính thuế năm 2014, DN B có phát sinh:

  • Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động này đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10%)
  • Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng.
  • Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 1 tỷ đồng.

Kỳ tính thuế năm 2013, DN B có lỗ từ hoạt động kinh doanh máy tính là 1 tỷ đồng thì xác định thu nhập chịu thuế của năm 2014, DN B phải thực hiện chuyển lỗ như sau:

Cụ thể:

  • Bù trừ giữa lãi và lỗ phát sinh trong năm 2014: doanh nghiệp lựa chọn bù trừ lỗ của hoạt động kinh doanh chứng khoán vào thu nhập của hoạt động kinh doanh máy tính, hoạt động kinh doanh máy tính còn lãi là (2 tỷ - 1 tỷ) = 1 tỷ đồng
  • Chuyển lỗ của hoạt động kinh doanh máy tính năm 2013 để bù trừ với lãi của hoạt động kinh doanh máy tính năm 2014: (1 tỷ - 1 tỷ = 0 tỷ)
  • Kê khai, tính và nộp thuế TNDN của hoạt động được ưu đãi thuế:

2 tỷ đồng x 10% = 200 triệu đồng

  • Thuế TNDN phải nộp là 200 triệu đồng

Ví dụ 4: Trong kỳ tính thuế năm 2014, DN C có phát sinh:

  • Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động này đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10%)
  • Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng
  • Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 1 tỷ đồng.

Kỳ tính thuế năm 2013, DN C có lỗ là 2 tỷ đồng tuy nhiên doanh nghiệp không tách riêng được khoản lỗ này là của hoạt động nào do vậy DN C phải thực hiện bù trừ lỗ vào thu nhập của hoạt động đang được ưu đãi trước (hoạt động sản xuất phần mềm).

Cụ thể: - Bù trừ giữa lãi và lỗ phát sinh năm 2014:

Doanh nghiệp lựa chọn bù trừ lỗ hoạt động kinh doanh chứng khoán vào hoạt động kinh doanh máy tính, hoạt động kinh doanh máy tính còn lãi là (2 tỷ - 1 tỷ) = 1 tỷ đồng

  • Chuyển lỗ của năm 2013 để bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất phần mềm năm 2014: 2 tỷ - 2 tỷ = 0 tỷ
  • Kê khai nộp thuế TNDN với mức thuế suất 22% của hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế cụ thể: 1 tỷ x 22% = 220 triệu đồng.

#3. Hạch toán kết chuyển lãi lỗ

#3.1. Bút toán kết chuyển lãi lỗ đầu năm

Căn cứ để kết chuyển lãi lỗ từ năm trước sang năm nay chính là số dư của tài khoản 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối:

TK 421 có 2 tài khoản cấp 2:

  • TK 4211: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
  • TK 4212: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay.

Để xác định được kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước thì chúng ta phải dựa vào số dư của TK 4212 Trên bảng cân đối phát sinh tài khoản của năm trước.

+ Nếu TK 4212 có số dư bên Nợ => Năm trước Doanh nghiệp Lỗ

  • Kết chuyển lỗ, kế toán hạch toán:

Nợ TK 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm trước

TK 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay

+ Nếu TK 4212 có số dư bên có => Năm trước doanh nghiệp Lãi

  • Kết chuyển lãi, kế toán hạch toán:

Nợ TK 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm nay

TK 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước.

#3.2. Bút toán kết chuyển lãi lỗ cuối năm

Cuối kỳ kế toán thực hiện kết chuyển để Xác định kết quản kinh doanh trong kỳ làm căn cứ để tính lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Dưới đây là 9 bút toán phổ biến mà kế toán hay sử dụng:

a) Cuối kỳ kế toán thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

b) Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

TK 632 – Giá vốn hàng bán

c) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác

Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Nợ TK 711 – Thu nhập khác

TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

d) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

TK 635 – Chi phí tài chính

TK 811 – Chi phí khác

đ) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

e) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập hoãn lại”:

- Nếu TK 8212 có số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có, thì số chênh lệch:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại

  • Nếu số phát sinh Nợ TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh có TK 8212, kế toán kết chuyển số chênh lệch

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại

  • Nếu số phát sinh Nợ TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh có TK 8212, kế toán kết chuyển số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

g) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

TK 641 – Chi phí bán hàng

h) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

TK 642 – Chi phí bán hàng

i) Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối:

Kết chuyển lãi, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Kết chuyển lỗ, ghi:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

k) Định kỳ, đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp theo dõi kết quả kinh doanh trong kỳ nhưng không theo dõi đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thực hiện kết chuyển kết quả kinh doanh trong kỳ lệ đơn vị cấp trên:

Kết chuyển lãi, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

TK 336 – Phải trả nội bộ

Kết chuyển lỗ, ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ

TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

#4. Chuyển lỗ trên tờ khai Quyết toán thuế TNDN như thế nào?

Dưới đây là hướng dẫn giúp các bạn thực hiện chuyển lỗ khi lập tờ khai Quyết toán thuế TNDN 03/TNDN và phụ lục 03-2A/TNDN

>>> Xem thêm chuyển lỗ trên tờ khai quyết toán thuế TNDN tại đây!

#5. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển lợi nhuận ra nước ngoài khi kết thúc năm tài chính hoặc khi kết thúc hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài không được phép chuyển lợi nhuận ra nước ngoài trong trường hợp doanh nghiệp được đầu tư có lỗ luỹ kế. Nhà đầu tư nước ngoài phải trực tiếp hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp được đầu tư thông báo cho cơ quan thuế việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài ít nhất 7 ngày làm việc trước khi thực hiện việc chuyển lợi nhuận

#6. Một số câu hỏi liên quan đến kết chuyển lãi lỗ?

Hỏi: Thời gian chuyển lỗ tối đa là bao nhiêu năm?

Trả lời: Số lỗ được kết chuyển toàn bộ và liên tục cho những năm tiếp theo trong thời gian không quá 5 năm kể từ năm tiếp theo phát sinh lỗ. Nếu quá thời hạn 5 năm mà chưa chuyển hết lỗ thì không được chuyển vào thu nhập của những năm kế tiếp.

Hỏi: Tài khoản sử dụng để kết chuyển lãi lỗ là tài khoản nào?

Trả lời: Tài khoản sử dụng để kết chuyển lãi lỗ là tài khoản 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Như vậy, trên đây Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL vừa chia sẻ xong nội dung bài viết. Nếu có câu hỏi hay vướng mắc gì các bạn vui lòng đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://es-glocal.com/hoi-dap/ hoặc để lại bình luận hoặc bên dưới bài viết toàn bộ các vấn đề về kết chuyển lãi lỗ. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!

logo zalo

Hỏi đáp Kết chuyển lãi lỗ là gì? Từ A- Z các vấn đề về kết chuyển lãi lỗ trong mọi doanh nghiệp

menu
024 66 66 33 69
Top