1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Các khoản giảm trừ doanh thu là gì? Tổng quan toàn bộ các vấn đề về Giảm trừ doanh thu

15:05 23/08/2021 Tin Tức Thanh lan 0 bình luận

ES-GLOCAL xin chia sẻ đến bạn đọc những quy định chi tiết nhất về các khoản giảm trừ doanh thu, cách hạch toán cũng như hướng dẫn lập hóa đơn giảm trừ doanh thu qua bài viết dưới đây:

#1. Các khoản giảm trừ doanh thu là gì?

Bản chất của các khoản giảm trừ doanh thu có thể được hiểu là các khoản phát sinh làm giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Tùy theo chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng, kế toán sẽ ghi nhận các khoản này theo các phương thức khác nhau.

Quy định về các khoản giảm trừ doanh thu
Quy định về các khoản giảm trừ doanh thu

#2. Tài khoản phản ánh

Các khoản giảm trừ doanh thu được đề cập ở cả 2 chế độ kế toán: Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, tuy nhiên giữa 2 thông tư có những điểm khác biệt, cụ thể:

  • Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định các khoản giảm trừ doanh thu và các khoản thuế gián thu được ghi nhận tại phát sinh bên nợ TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định các khoản giảm trừ doanh thu được ghi nhận tại phát sinh bên nợ TK 521 Các khoản giảm trừ doanh thu, cuối kỳ kết chuyển sang bên nợ TK 511

#3. Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm

Thông tư 200/2014/TT-BTCThông tư 133/2014/TT-BTC đều đề cập đến các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:

  • Chiết khấu thương mại
  • Giảm giá hàng bán
  • Hàng bán bị trả lại

Chú ý: Ngoài các khoản trên, kế toán còn ghi nhận giảm trừ doanh thu khi phát sinh các khoản thu hộ bên thứ ba, nói các khác là các khoản thuế gián thu tính trên doanh thu của doanh nghiệp mà các khoản này không tách riêng được tại thời điểm phát sinh giao dịch (bao gồm: thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường).Đối với trường hợp này, kế toán không hạch toán lập tức mà vẫn gộp chung doanh thu, định kỳ kế toán ghi giảm doanh thu tương ứng với các khoản thuế này phải nộp. Khi lập BCTC, các khoản thuế này đều không được ghi nhận trên chỉ tiêu doanh thu hay các khoản giảm trừ doanh thu (do đã ghi giảm trực tiếp doanh thu).

Do Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định rõ các khoản giảm trừ doanh thu và các khoản thuế gián thu phát sinh được ghi nhận thẳng vào bên nợ TK 511, kế toán hạch toán nợ TK 511 và có các TK liên quan, vậy nên sau đây ES-GLOCAL xin chia sẻ đến bạn đọc quy định về các khoản này theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

#3.1. Chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại được hiểu là khoản giảm giá hay khuyến mại của doanh nghiệp khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn nhất định, doanh nghiệp đặt ra nhằm mục đích gia tăng doanh số bán hàng.

Tài khoản phản ánh

Trong hệ thống tài khoản kế toán, chiết khấu thương mại được thể hiện trên tài khoản 5211, phản ánh số tiền người mua được hưởng chiết khấu nhưng không được ghi rõ trên hóa đơn bán hàng, giá bán trên hóa đơn là giá bán đã trừ chiết khấu.

Ngoài việc được giảm giá khi mua hàng với số lượng nhất định, quyền lợi của người mua còn được đảm bảo. Khi người mua khi mua phải hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách, cam kết trên hợp đồng có thể lựa chọn trả lại hàng đã mua hoặc được giảm giá trên số hàng mua vào. Tùy thuộc vào thỏa thuận giữa người bán và người mua, bên bán hạch toán theo các trường hợp khác nhau, cụ thể là hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán

#3.2. Hàng bán bị trả lại

Hàng bán bị trả lại cũng là một khoản làm giảm doanh thu bán hàng, thể hiện phần doanh thu giảm đi do bị khách hàng trả lại một phần hàng hóa đã cung cấp không đạt yêu cầu. Bên mua khi xuất trả lại hàng đồng thời xuất hóa đơn đầu ra thể hiện giá trị số hàng trả lại, trên hóa đơn ghi rõ đối tượng hàng bán bị trả lại, trả vì lý do gì.

Tài khoản phản ánh và phương pháp hạch toán

Đối với phần hàng hóa bị trả lại, người bán hạch toán như sau:

#3.2.1. Khi nhận hàng bị trả lại

TH1: Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Nợ TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Nợ TK 155: hàng hóa

Nợ TK 156: thành phẩm

Có TK 632

TH2: Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Nợ TK 611 (đối với hàng hóa), 631 (đối với thành phẩm)

Có TK 632

Phần doanh thu giảm đi do người mua trả lại hàng được hạch toán trên tài khoản 5212

#3.2.2. Khi thanh toán cho người mua số tiền hàng bị trả

TH1: Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Nợ TK 5212

Nợ TK 3331

TK 111, 112, 131

TH2: Hàng hóa không chịu thuế GTGT hoặc tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Nợ TK 5212

TK 111, 112, 131

#3.2.3. Hạch toán các chi phí phát sinh liên quan đến trả lại hàng (nếu có)

Nợ TK 641

TK 111, 112, 141, 334

#3.3. Giảm giá hàng bán

Giảm giá hàng bán phát sinh hàng hóa doanh nghiệp bán ra không đảm bảo chất lượng, mất phẩm chất, hay nói cách khác, không đúng với quy cách hàng hóa đã thỏa thuận trên hợp đồng kinh tế.

Tài khoản phản ánh

Tương tự với tài khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán cũng được phản ánh trên tài khoản 521, tuy nhiên tài khoản cấp 3 là 5213. Tài khoản này được sử dụng khi giá bán trên hóa đơn không thể hiện phần giảm giá, nói cách khác, doanh nghiệp thực hiện giảm giá cho người mua sau khi đã thực hiện xuất hóa đơn và cung cấp hàng hóa dịch vụ. Khi giảm giá, doanh nghiệp phải phát hành một hóa đơn riêng biệt thể hiện số giảm cho người mua.

#3.4. Hạch toán các nghiệp vụ tổng quát

#3.4.1. Phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán

Kế toán hạch toán như sau:

TH1: Đối tượng áp dụng là hàng hóa chịu thuế GTGT tính thuế theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ

Nợ TK 521 (1, 3)

Nợ TK 3331

TK 111, 112, 131

TH2: Đối tượng áp dụng là hàng hóa không chịu thuế GTGT hoặc tính thuế theo phương pháp trực tiếp, doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp

Nợ TK 521 (1, 3)

TK 111, 112, 131

#3.4.2. Cuối kỳ kết chuyển doanh thu

Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu, ghi nợ TK 511

Nợ TK 511

Có TK 521

>>> Bạn đọc xem chi tiết cách hạch toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán tại đây!

#3.5. Các khoản thuế gián thu tính trực tiếp trên doanh thu

Đối với các khoản thuế tính trực tiếp trên doanh thu, kế toán ghi nhận nghiệp vụ làm giảm doanh thu. Trong trường hợp trong kỳ không xác định được số thuế của các tài khoản thuế này tại thời điểm phát sinh giao dịch, nghĩa vụ thuế được gộp chung hạch toán vào TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, định kỳ kế toán tính số thuế phải nộp đồng thời ghi giảm doanh thu tương ứng.

Lưu ý: các khoản này không được thể hiện trên BCKQHĐKD của doanh nghiệp mà ghi giảm trực tiếp chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ.

#3.5.1. Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp

Kế toán theo dõi khoản thuế GTGT phải nộp trên tài khoản 3331. Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp được xác định căn cứ trên thuế suất tính trên doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Trường hợp chưa xác định được số thuế GTGT phải nộp, trong kỳ kế toán ghi nhận doanh thu như thường, định kỳ tính thuế, kế toán xác định khoản thuế GTGT đầu ra phải nộp, khi đó bút toán hạch toán như sau:

Nợ TK 511, 515, 711

Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp

#3.5.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là khoản thuế gián thu đánh trên những loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhất định, được kế toán theo dõi trên tài khoản 3332. Khoản thuế tiêu thụ đặc biệt chưa xác định được tại thời điểm phát sinh giao dịch, kế toán ghi nhận là doanh thu trong kỳ, định kỳ tính số thuế phải nộp đồng thời ghi giảm doanh thu:

Nợ TK 511

Có TK 3332: thuế tiêu thụ đặc biệt

#3.5.3. Thuế xuất khẩu

Tương tự với thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và thuế TTĐB, thuế XK cũng là một loại thuế gián thu, không nằm trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. Kế toán khi chưa xác định được số thuế XK phải nộp, có thể hạch toán gộp chung vào doanh thu, sau đó định kỳ ghi giảm doanh thu tương ứng với số tiền thuế XK phải nộp:

Nợ TK 511

Có TK 3333: thuế xuất khẩu

#3.5.4. Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường được theo dõi và hạch toán trên tài khoản 33381. Tương tự khi chưa tách được số thuế BVMT trên doanh thu tại thời điểm phát sinh giao dịch, kế toán ghi nhận doanh thu có bao gồm thuế, định kỳ xác định nghĩa vụ thuế và ghi giảm doanh thu tương ứng:

Nợ TK 511

Có TK 33381: thuế bảo vệ môi trường

#4. Xuất hóa đơn giảm trừ doanh thu

Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại được kế toán theo dõi khi trên hóa đơn xuất ra không ghi rõ số chiết khấu (đối với chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán); hoặc đã xuất hóa đơn, đã cung cấp hàng hóa và có phát sinh giao dịch giảm giá, trả lại hàng do không đạt yêu cầu. Đối với trường hợp chiết khấu thương mại, bên bán phải xuất hóa đơn thể hiện phần chiết khấu, giảm giá, cụ thể như sau:

#4.1. Trường hợp chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng

Ví dụ: Công ty A bán máy giặt đang triển khai chương trình giảm 5% cho đơn hàng có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên (giá chưa thuế). Công ty B mua hàng của A, tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào của B đạt 38 triệu. Khi lập hóa đơn, công ty A xác định số tiền chiết khấu công ty B được hưởng, thể hiện trên hóa đơn như sau:

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Máy giặt X

Chiếc

8

4.750.000

38.000.000

Chiết khấu thương mại

1.900.000

Cộng tiền hàng

36.100.000

Thuế suất GTGT 10%, Tiền thuế GTGT

3.610.000

Tổng cộng tiền thanh toán

39.710.000

#4.2. Trường hợp chiết khấu thương mại sau nhiều lần mua hàng hoặc sau chương trình khuyến mại

Trường hợp này có thể lý giải như sau: công ty B mua hàng của công ty A trong đợt công ty A đang triển khai chương trình chiết khấu 5% đối với tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào từ 30 triệu đồng trở lên (giá chưa thuế). Khi hết kỳ chiết khấu, công ty B đã mua tổng 38 triệu đồng tiền hàng, khi đó, công ty A xuất hóa đơn chiết khấu thương mại với nội dung như sau:

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Điều chỉnh giảm đơn giá, số tiền, tiền thuế của các hóa đơn theo bảng kê đính kèm (do chiết khấu thương mại 5% theo hợp đồng số...)

Chiếc

8

237.500

1.900.000

Cộng tiền hàng

1.900.000

Thuế suất GTGT 10%, Tiền thuế GTGT

190.000

Tổng cộng tiền thanh toán

2.090.000

Hoặc: công ty A lập hóa đơn mua hàng cuối cùng của công ty B tương tự như hóa đơn chiết khấu cho trường hợp chiết khấu theo từng lần mua hàng, trên hóa đơn thể hiện tổng tiền chiết khấu.

#4.3. Trường hợp hàng bán bị trả lại

Đối với hàng bán bị trả lại, bên mua chịu trách nhiệm lập hóa đơn tương tự như hóa đơn đầu ra, trên hóa đơn ghi rõ loại hình hàng hóa, nguyên nhân trả lại hàng, giá hàng hóa trả lại tương ứng với giá nhập mua.

#5. Các câu hỏi thường gặp

Hỏi: Theo Thông tư 200 có các khoản giảm trừ doanh thu nào?

Đáp: Thông tư 200 quy định giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Ngoài ra các khoản thuế gián thu trực tiếp ghi giảm doanh thu cũng có bản chất tương tự.

Hỏi: Tài khoản nào dùng để hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu?

Đáp: Các khoản giảm trừ DT được theo dõi trên tài khoản 521.

Hỏi: Chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán có giống nhau không?

Đáp: Chiết khấu thương mại là khoản ưu đãi giảm tiền hàng do người mua hàng mua với số lượng lớn nhất định. Giảm giá hàng bán là khoản người bán giảm tiền hàng do hàng bị lỗi, không đạt chất lượng.

ES-GLOCAL vừa chia sẻ đến bạn đọc toàn bộ những quy định chi tiết nhất về Các khoản giảm trừ doanh thu. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất: https://es-glocal.com/hoi-dap/

logo zalo

Hỏi đáp Các khoản giảm trừ doanh thu là gì? Tổng quan toàn bộ các vấn đề về Giảm trừ doanh thu

menu
024 66 66 33 69
Top