1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Quy định về góp vốn của các thành viên trong Công ty hợp danh

16:49 08/01/2021 Tin Tức Đặng Tiến Trung 0 bình luận

Kiểm toán Es-Glocal (http://es-glocal.com) xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết Quy định về góp vốn của các thành viên trong Công ty hợp danh. Các nội dung liên quan gồm Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông; Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty; Mua lại phần góp vốn của thành viên công ty TNHH NTV; Rút vốn ra khỏi công ty hợp danh.

    Quy định vốn góp trong công ty Hợp danh
    Quy định vốn góp trong công ty Hợp danh

    Quy định về góp vốn của các thành viên trong Công ty hợp danh

    Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, các thành viên của công ty hợp danh (thành viên hợp danh và thành viên góp vốn) phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.

    Tuy nhiên, vì công ty hợp danh mang bản chất của công ty đối nhân, do đó, có một số quy định khác biệt về vấn đề góp vốn so với các loại hình doanh nghiệp còn lại. Cụ thể:

    1. Về hình thức góp vốn

    Hình thức góp vốn vào công ty của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn là khác nhau.

    - Thành viên góp vốn góp vào công ty bằng tiền, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, ...

    - Thành viên hợp danh có thể góp vốn vào công ty bằng bằng tiền, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, .... ngoài ra, còn có thể góp vốn bằng kinh nghiệm, bí quyết kinh doanh, uy tín, ...

    + Đối với những tài sản góp vốn không phải là đồng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và vàng thì phải được định giá cụ thể và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

    Xem chi tiết: Định giá tài sản góp vốn

    + Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Xem thêm: Tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

    + Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ, tuy nhiên vẫn phải thực hiện thủ tục kê khai và nộp hồ sơ lệ phí trước bạ.

    Xem chi tiết: Khai lệ phí trước bạ khi chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản góp vốn

    + Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

    Xem chi tiết: Chứng từ đối với tài sản góp vốn

    2. Về thời gian góp vốn

    Hiện nay, pháp luật không đưa ra quy định cụ thể về thời gian góp vốn trong công ty hợp danh như các loại hình doanh nghiệp khác (90 ngày).

    Do đó, thời gian hoàn thành việc góp vốn này do các thành viên tự thỏa thuận.

    Tuy nhiên, khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp, thành viên phải thực hiện đăng ký vốn và thời hạn cam kết góp vốn.

    Do đó, nếu hết thời hạn đó mà thành viên không góp đủ số vốn và không thực hiện đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh thì sẽ bị phạt theo quy định.

    3. Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên sẽ được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

    Giấy chứng nhận phần vốn góp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    - Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

    - Vốn điều lệ của công ty;

    - Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên; loại thành viên;

    - Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên;

    - Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;

    - Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp;

    - Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty.

    Xem thêm: Giấy chứng nhận phần vốn của công ty hợp danh

    4. Đối với trường hợp các thành viên của công ty không góp đủ số vốn như đã cam kết thì tùy theo từng loại thành viên sẽ có các trách nhiệm và hình thức xử lý khác nhau

    - Đối với thành viên hợp danh: thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Trường hợp thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.

    Thành viên hợp danh sẽ bị khai trừ ra khỏi công ty trong trường hợp thành viên đó không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai.

    - Đối với thành viên góp vốn: thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Trường hợp thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty.

    Trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

    CĂN CỨ PHÁP LÝ:

    • Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014
    • Điều 173 Luật Doanh nghiệp 2014
    • Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2014
    • Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014
    • Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014

    Nguồn: Luật dương gia

    Trên đây là toàn bộ bài viết về chủ đề: Quy định về góp vốn của các thành viên trong Công ty hợp danh

    http://es-glocal.com/quy-dinh-ve-gop-von-cua-cac-thanh-vien-trong-cong-ty-hop-danh.html

    Mời các bạn tiếp tục đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi:

    • Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông

    http://es-glocal.com/quy-dinh-ve-viec-mua-lai-co-phan-theo-yeu-cau-cua-co-dong.html

    Chúc các bạn sức khỏe, may mắn và thành công!

    logo zalo

    Hỏi đáp Quy định về góp vốn của các thành viên trong Công ty hợp danh

    menu
    024 66 66 33 69
    Top