1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Tổng hợp ngành thuế 6 tháng đầu năm 2021

09:29 10/09/2021 Tin Tức Đặng Tiến Trung 0 bình luận

Năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp trên cả nước. Bên cạnh đó, một số chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, phí được Nhà nước ban hành nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế cũng đã tác động trực tiếp đến số thu NSNN năm 2021. Ngày 13/7, Tổng cục Thuế đã tổ chức sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2021. Sau đây, Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL xin chia sẻ tới bạn đọc bài viết về Tổng hợp ngành thuế 6 tháng đầu năm 2021.

Dưới đây là nội dung chi tiết của bài viết, mời các bạn cùng đón đọc!

#1. Thanh, kiểm tra 22 DN có giao dịch liên kết, truy thu, giảm lỗ hàng trăm tỷ đồng

Theo Tổng cục Thuế, 4 tháng đầu năm, toàn ngành Thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 22 doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Từ đó truy thu, truy hoàn và phạt 628 tỷ đồng, giảm lỗ 765 tỷ đồng.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, tính đến cuối tháng 4/2021, toàn ngành Thuế đã thực hiện được 13.333 cuộc thanh tra, kiểm tra, đạt 12,8% kế hoạch năm 2021 và bằng 102,1% so với cùng kỳ năm 2020. Cơ quan Thuế cũng đã kiểm tra được 140.610 hồ sơ khai thuế tại cơ quan Thuế, bằng 111,4% so với cùng kỳ năm 2020

Thống kê cho thấy, tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 9.768,7 tỷ đồng, bằng 52% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 2.196 tỷ đồng; giảm khấu trừ 331 tỷ đồng; giảm lỗ 7.241 tỷ đồng, từ đó, tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách là 1.139,8 tỷ đồng, bằng 51,9% số tăng thu qua thanh tra, kiểm tra.

Thanh, kiểm tra 22 DN có giao dịch liên kết, truy thu, giảm lỗ hàng trăm tỷ đồng

Theo Tổng cục Thuế, đến hết tháng 4, có 600 doanh nghiệp được thanh tra, đạt 11,3% kế hoạch năm 2021; 12.733 doanh nghiệp được kiểm tra, đạt 12,9% kế hoạch năm 2021. Hơn 140.000 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan Thuế đã được kiểm tra, bằng 111,4% so với cùng kỳ năm 2020. Qua kiểm tra, rà soát đã phát hiện những sai sót, ẩn lậu của người nộp thuế để điều chỉnh tăng số thuế kê khai hoặc ấn định thuế.
Đáng chú ý, tính từ đầu năm đến hết tháng 4, toàn ngành Thuế đã thanh tra, kiểm tra được 22 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết. Từ đó truy thu, truy hoàn và phạt 628 tỷ đồng, giảm lỗ 765 tỷ đồng, giảm khấu trừ 94,9 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 208,7 tỷ đồng.

Việc thanh tra, kiểm tra đã xác định lại giá thị trường đối với giao dịch liên kết và truy thu 590,4 tỷ đồng, giảm lỗ 672,9 tỷ đồng, điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 166 tỷ đồng.

Theo Tổng cục Thuế, từ nay đến cuối năm, cơ quan Thuế các cấp sẽ tập trung thanh, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với các đơn vị thuộc ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế, thực hiện kiểm tra theo chuyên đề đối với các giao dịch đáng ngờ./.

>>> Xem thêm về thanh, kiểm tra 22 DN có giao dịch liên kết tại đây nhé!

#2. Ngành Thuế thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt 58,8% dự toán

6 tháng đầu năm 2021, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý ước đạt 656.374 tỷ đồng, đạt 58,8% dự toán, bằng 114,3% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa ước đạt 637.649 tỷ đồng, bằng 58,3% dự toán, bằng 115,3% cùng kỳ.

Thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt khá chủ yếu là do đà tăng trưởng kinh tế từ cuối năm 2020 và tăng thu từ một số nguồn thu do được hưởng lợi từ các chính sách tài khóa, tiền tệ của năm 2020, trong đó một số ngành đạt mức tăng trưởng cao, nóng như: Ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, sản xuất lắp ráp ô tô... góp phần quan trọng vào số thu trong 6 tháng đầu năm.

Cụ thể khối các ngân hàng thương mại có số thuế thu nhập doanh nghiệp quý IV/2020 và nộp sau quyết toán tăng 72,9% so với cùng kỳ; thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản tăng 61,7% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm 2021, sau đợt ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 năm 2020, hoạt động sáp nhập, hợp nhất, đánh giá lại tài sản khi góp vốn, chuyển nhượng vốn tăng gấp 2,6 lần cùng kỳ tương đương với tăng khoảng 3.500 tỷ đồng. Thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán tăng gấp 2,47 lần cùng kỳ, tương đương tăng khoảng 2.600 tỷ đồng.

Thực hiện chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020, dẫn đến lượng xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tiêu thụ trong tháng 12/2020 tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ (theo quy định sẽ kê khai, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt trong tháng 01/2021), dẫn đến số thu ngân sách từ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tăng thu 47,1% so với cùng kỳ.
Thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt khá chủ yếu là do đà tăng trưởng kinh tế từ cuối năm 2020 và tăng thu từ một số nguồn thu do được hưởng lợi từ các chính sách tài khóa, tiền tệ của năm 2020. Tuy nhiên, với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh như hiện nay, số thu ngân sách nhà nước cuối năm sẽ rất khó khăn. Theo đánh giá của ngành thuế, kết quả thu ngân sách 6 tháng cuối năm sẽ không như trước đó. Bởi lẽ, từ cuối tháng 4/2021, dịch covid 19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực năng lực sản xuất, kinh doanh ở các khu vực trọng điểm kinh tế như: thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bình Dương, Bắc Ninh,…Đồng thời với đó là năng lực nội tại của nền kinh tế còn thấp, áp lực nhập khẩu, lạm phát trong nước do Việt Nam là nền kinh tế mở, nhập khẩu nhiều nguyên, nhiên liệu từ thị trường quốc tế; rủi ro thiên tai, dịch bệnh, đời sống một bộ phận cư dân còn nhiều khó khăn. Từ khi dịch bệnh bùng phát trở lại, thu ngân sách có dấu hiệu giảm…

>>> Xem thêm về ngành thuế thu ngân sách 6 tháng đầu năm tại đây nhé!

Do vậy, để bảo đảm mục tiêu thu ngân sách theo dự toán đã được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao, toàn ngành thuế tập trung thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau.

Thứ nhất, về thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, toàn ngành thuế phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2021 được giao.

Thứ hai, tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp về tăng cường quản lý.

Thứ ba, tiếp tục triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, đa dạng hóa các phương thức, hình thức tuyên truyền, đẩy mạnh công tác hỗ trợ người nộp thuế bằng phương thức điện tử.

Thứ tư, hoàn thành việc thực hiện công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực thuế theo chương trình xây dựng văn bản pháp luật năm 2021…

Thứ năm, Tiếp tục rà soát, tham mưu, đề xuất với Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước.

Trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cơ quan thuế các cấp sẽ tiếp tục tăng cường thực hiện công tác thanh, kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế; phân tích dữ liệu, rà soát, ưu tiên triển khai những doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao, có dư địa khai thác số thu lớn; tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, dịch vụ viễn thông, internet...

Để triển khai hiệu quả công tác quản lý thu nợ, phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của Ban chỉ đạo chống thất thu, thu hồi nợ đọng tại địa phương; xử lý nợ thuế theo Nghị quyết 94 của Quốc hội, giảm tỷ lệ nợ đọng xuống dưới 5% tổng thu NSNN, cơ quan thuế sẽ tiếp tục tổ chức rà soát kịp thời đối với NNT không thuộc diện được gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP để đôn đốc kịp thời NNT nộp đúng, đủ, kịp thời số thuế phải nộp vào NSNN.

Trong 6 tháng cuối năm, Tổng cục Thuế tiếp tục tham mưu trình Bộ Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn chính sách thuế, quản lý thuế, tổ chức hướng dẫn, tập huấn các điểm mới tại Thông tư hướng dẫn Luật Quản lý thuế.

Đồng thời, ngành Thuế sẽ tham mưu các văn bản quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, qua đó từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh, đảm bảo nguồn thu lâu dài cho NSNN.

#3. Định hướng trong xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra thuế năm 2021

Định hướng trong xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra thuế năm 2021

Bộ Tài chính cho biết, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế; việc quản lý thuế phải đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế. Ngoài ra, thuế luôn gắn liền với các vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, do đó, công tác quản lý thuế nói chung và thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng luôn được Bộ Tài chính cũng như Tổng cục Thuế quan tâm, chú trọng.

Tại Văn bản số 12997/BTC-TTr, về định hướng chung trong thanh tra, kiểm tra tài chính năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Thuế chú trọng thanh tra công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn; thanh tra chống thất thu thuế, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, gian lận thuế.

Văn bản số 12997/BTC-TTr nêu rõ, trong năm 2021, Tổng cục Thuế cần định hướng xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra thuế tập trung vào các lĩnh vực sau:

Thứ nhất, thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh có dấu hiệu rủi ro cao về thuế. Thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu thuế.

Thứ hai, tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực có dự địa thu lớn; tiềm ẩn rủi ro về trốn thuế, gian lận thuế cao như: Xăng dầu; điện lực; viễn thông; ngân hàng; bảo hiểm; cho thuê tài chính; dược phẩm; sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng; công ty xổ số kiến thiết; kinh doanh bán lẻ; sản xuất kinh doanh phân bón; sản xuất kinh doanh sản phẩm từ nhựa; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (bao gồm doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông lâm thủy hải sản); xây dựng (bao gồm cả trang trí, thiết kế nội thất); sản xuất, kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng; doanh nghiệp khai thác kinh doanh cát, sỏi lòng sông; sản xuất, kinh doanh ôtô, xe máy, xe điện các loại, truyền thông quảng cáo; các tập đoàn, Tổng công ty, công ty có số thu nộp thuế lớn; các doanh nghiệp đa ngành nghề; các doanh nghiệp nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn; các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế; có rủi ro cao về hoá đơn, về hoàn thuế.

Thứ ba, thanh tra, kiểm tra các ngành nghề kinh doanh đặc thù như: kinh doanh qua mạng; bán hàng đa cấp; kinh doanh game; doanh nghiệp phát sinh chuyển nhượng vốn, thương hiệu, chuyển nhượng dự án; các doanh nghiệp có giao dịch liên kết chiếm tỷ trọng lớn, kết quả hoạt động kinh doanh lỗ nhiều năm hoặc lợi nhuận báo cáo thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề, lĩnh vực.

Thứ tư, công tác kiểm tra nội bộ tập trung kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về thuế; việc thực thi công vụ của công chức thuế; công tác quản lý tài chính, tài sản; công tác tổ chức cán bộ. Kiểm tra công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng; kiểm tra đột xuất theo yêu cầu quản lý và chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

Trên đây, Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL vừa chia sẻ tới bạn đọc bài viết về một số vấn đề liên quan đến ngành thuế 6 tháng đầu năm 2021. Nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ các bạn để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://es-glocal.com/hoi-dap/. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn thành công!

logo zalo

Hỏi đáp Tổng hợp ngành thuế 6 tháng đầu năm 2021

menu
024 66 66 33 69
Top