1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Thuế nhà thầu phần mềm là gì? Tất tần tật về Thuế nhà thầu phần mềm

18:13 06/09/2019 Tin Tức Nguyễn Thị Hạnh 0 bình luận

Thuế nhà thầu phần mềm là gì? Cách tính thuế nhà thầu phần mềm như thế nào? Thời hạn nộp thuế nhà thầu phần mềm là bao lâu?

Trong khuôn khổ bài viết này, ES-GLOCAL gửi tới bạn đọc nội dung về thuế nhà thầu phần mềm để giúp bạn đọc HIỂU RÕ về nội dung này.

1. Thuế nhà thầu phần mềm là gì?

#1. Thuế nhà thầu phần mềm là gì?

thue-nha-thau-phan-mem-la-gi
Thuế nhà thầu phần mềm là gì?

Thuế nhà thầu phần mềm được hiểu là loại thuế đánh trên phần giá trị của phần mềm mà doanh nghiệp mua hay nhập khẩu từ các tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp nước ngoài.

>>> Xem thêm bài viết Thuế nhà thầu là gì? Cách tính thuế nhà thầu như thế nào tại đây!

#2. Phần mềm gồm những gì?

Theo khoản 1 điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 quy định:

Các sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai khác và sử dụng

#3. Nộp thuế nhà thầu phần mềm để làm gì?

Nộp thuế nhà thầu phần mềm là một trong những cách thức để giúp DN hợp pháp hóa những khoản chi phí phát sinh với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

#4. Nộp thuế nhà thầu phần mềm khi nào?

Nộp thuế nhà thầu phần mềm hay nộp thuế nhà thầu là khi nhà thầu nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam. Theo đó, DN Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế nhà thầu cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài đó.

2. Cơ sở pháp lý

  • Thông tư 103/2014/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP
  • Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng.
  • Luật số 71/2014/QH13.

3. Cách tính thuế nhà thầu phần mềm

#1. Cách tính thuế nhà thầu phần mềm

  • Trường hợp thanh toán tiền mua phần mềm nhập khẩu (Bản quyền phần mềm) DN bạn phải khấu trừ, kê khai, nộp thuế nhà thầu theo tỷ lệ như sau:

Công thức:

Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN(1) x Tỷ lệ là 10% trên doanh thu tính thuế TNDN

Thuế GTGT: Không phải nộp thuế GTGT vì là đối tượng không chịu thuế

  • Trường hợp thanh toán các khoản phí dịch vụ trong quá trình nhập khẩu phần mềm thì DN bạn phải khấu trừ, kê khai, nộp thuế nhà thầu theo tỷ lệ như sau:

Công thức:

Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT(2) x Tỷ lê là 5% trên doanh thu tính thuế GTGT
Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ là 5% trên doanh thu tính thuế

(1) Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).

(2) Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp, kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).

#2. Hồ sơ, chứng từ hợp lý gồm những gì?

  • Hợp đồng kinh tế
  • Thư đề nghị thanh toán của Công ty nước ngoài (kèm hóa đơn phí dịch vụ)
  • Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
  • Hồ sơ, chứng từ khai và nộp thuế nhà thầu.

4. Cách tính thuế nhà thầu cho các trường hợp liên quan khác

#1. Thuế nhà thầu mua bản quyền phần mềm nước ngoài và dịch vụ kèm theo

Công văn số 67597/CT-TTHT ngày 31/10/2016 của Cục thuế TP. Hà Nội

Trường hợp Công ty ký hợp đồng mua bản quyền phần mềm kèm theo dịch vụ bảo hành phần mềm của Công ty ở nước ngoài thì thu nhập từ hợp đồng này thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu tại Việt Nam.

Tuy nhiên, sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Vì vậy, Công ty chỉ khấu trừ, nộp thay thuế TNDN, miễn khấu trừ thuế GTGT.

Mức khấu trừ:

  • Trường hợp hợp đồng tách riêng giá trị bản quyền phần mềm và giá trị dịch vụ bảo hành thì áp dụng tỷ lệ 10% đối với tiền bản quyền và 5% đối với tiền bảo hành.
  • Trường hợp hợp đồng không tách riêng tiền bản quyền và tiền bảo hành thì phải áp dụng tỷ lệ 10% cho toàn bộ hợp đồng.

Bạn đọc tham khảo trường hợp của Công ty TTCL Public dưới đây:

Theo Công văn 4851/CT-TTHT ngày 27/05/2016 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh:

Trường hợp của Công ty theo trình bày Công ty TTCL Public (Công ty mẹ tại Thái Lan) ký hợp đồng trực tiếp mua phần mềm Cadworx từ nhà cung cấp phầm mềm tại Thái Lan sau đó bán lại cho Công ty để phục vụ cho hoạt đông sản xuất kinh doanh của Công ty tại Việt Nam thì:

  • Khi thanh toán tiền mua phần mềm cho Công ty TTCL Public, Công ty thực hiện khấu trừ, kê khai, nộp thuế nhà thầu (thuế TNDN theo tỷ lệ 10% trên doanh thu tính thuế TNDN; sản phẩm phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT).
  • Khi thanh toán khoản tiền phí dịch vụ cho Công ty TTCL Public, Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế nhà thầu:
Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ (%) thuế GTGT trên doanh thu (5%)
Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ (%) thuế TNDN trên doanh thu tính thuế (5%)

Các hồ sơ, chứng từ như: Hợp đồng ký kết giữa Công ty mẹ với Công ty cung cấp phần mềm, thư đề nghị thanh toán tiền của Công ty mẹ kèm theo hóa đơn (phí dịch vụ giá trị phần mềm), chứng từ thanh toán, hồ sơ khai nộp thuế nhà thầu là căn cứ để Công ty tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này

#2. Thuế nhà thầu bản quyền phần mềm

Theo Công văn 6010/CT-TTHT ngày 28/06/2016 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh

Trường hợp Công ty theo trình bày mua sản phẩm phần mềm đồ họa của Tổ chức nước ngoài (dưới dạng đĩa hoặc bản giấy) và nhập khẩu về Việt Nam qua đường hàng không thì khi thanh toán tiền mua phần mềm nêu trên cho tổ chức nước ngoài Công ty có trách nhiệm tính, khấu trừ, kê khai và nộp thuế nhà thầu cụ thể như sau:

  • Thuế GTGT: bản quyền phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
  • Thuế TNDN:
Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ (%) thuế TNDN (10%)

#3. Thuế nhà thầu dịch vụ bảo trì phần mềm

Theo Công văn 11655/CT-TTHT ngày 27/12/2014 của cục thuế TP Hồ Chí Minh:

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty theo trình bày ký hợp đồng mua sản phẩm phần mềm qua internet của tổ chức nước ngoài (kèm theo dịch vụ bảo trì phần mềm) thì khi thanh toán tiền cho tổ chức nước ngoài Công ty có trách nhiệm tính, khấu trừ, kê khai và nộp thuế nhà thầu cụ thể như sau:

  • Thuế GTGT: bản quyền phần mềm, dịch vụ bảo trì phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, Công ty không phải khấu trừ thuế GTGT.
  • Thuế TNDN:
Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ (%) thuế TNDN
  • Tỷ lệ (%) thuế TNDN đối với dịch vụ bảo trì phần mềm là 5%
  • Tỷ lệ (%) thuế TNDN đối với bản quyền phần mềm là 10%

Trường hợp theo thỏa thuận tại Hợp đồng nhà thầu, số tiền thanh toán cho Nhà thầu đã bao gồm thuế nhà thầu thì tiền thuế TNDN nhà thầu, Công ty không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Bạn đọc tham khảo trường hợp của Công ty Toyata Tsusho Việt Nam để hiểu rõ hơn về nội dung này:

Ngày 2 tháng 10 năm 2017, Cục thuế Hà nội đã có Công văn số 65143/CT-TTHT gửi trả lời các vướng mắc của các doanh nghiệp Nhật Bản trong đó có câu trả lời các vấn đề liên quan đến thuế nhà thầu nước ngoài khi công ty Việt Nam chi trả tiền mua phần mềm, dịch vụ bảo trì phần mềm và dịch vụ thuê đường trường cho các nhà cung cấp nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam.

Câu hỏi:

Công ty mua phần mềm SAP từ nước ngoài và trả một khoản phí cố định. Sau đó khi triển khai sử dụng hàng tháng công ty phải trả tiền phí bảo trì và phí sử dụng cho từng user, phí đường truyền (thuê của một công ty bên Nhật Bản khác thực hiện). Vậy công ty sẽ phải tính nộp thuế nhà thầu cho từng loại sản phẩm dịch vụ theo thuế suất như thế nào cho các trường hợp:

1/ Tiền mua phần mềm ban đầu

2/ Tiền phí bảo trì, phí sử dụng cho từng user hàng tháng

3/ Tiền thuê đường truyền hàng tháng trả cho một công ty độc lập.

Trả lời:

Căn cứ quyết định hiện hành và giả sử hợp đồng tách riêng giá trị từng hoạt động hoặc ký riêng với các nhà cung cấp khác nhau thì thuế nhà thầu được áp dụng như sau:

- Đối với phần mềm:

Thuế giá trị gia tăng: Phần mềm không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT

Thuế TNDN: Tỷ lệ 10% theo hướng dẫn tại khoản 2 điều 13 Thông tư 103

- Đối với dịch vụ bảo trì, sử dụng phần mềm cho từng user

Thuế giá trị gia tăng: Nếu các dịch vụ trên là dịch vụ phần mềm theo quy định của Luật Công nghệ thông tin thì đối tượng không chịu thuế GTGT. Nếu không phải là dịch vụ phần mềm theo quy định thì áp dụng tỷ lệ % thuế GTGT là 5% theo hướng dẫn tại TT103

Thuế TNDN: Tỷ lệ 5%

#4. Thuế nhà thầu dịch vụ kỹ thuật, lắp đặt, chạy thử, đào tạo

Theo Công văn 15148/CT-TTHT ngày 07/04/2017 của cục thuế TP Hà Nội:

Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp đơn vị ký Hợp đồng mua bán số 28/2015/NHNN-G&D/BDS DB -750 ngày 28/07/2015 mua 02 hệ thống máy tiêu hủy tiền polymer không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Giesecke & Devrient Gmbh (sau đây gọi tắt là Nhà thầu nước ngoài). Tổng giá trị hợp đồng EUR (không bao gồm thuế và phí phát sinh tại Việt Nam) là 1.100.000 EUR, trong đó giá trị máy móc thiết bị là 1.040.151,44 EUR, giá trị dịch vụ kỹ thuật, lắp đặt, chạy thử, đào tạo…là 59.848,56 EUR và thực hiện nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài theo phương pháp trực tiếp thì:

a/ Về mã số thuế nộp thay cho nhà thầu nước ngoài

Đơn vị thực hiện đăng ký mã số thuế thay với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (Cục thuế TP Hà Nội), hồ sơ đăng ký thuế theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/06/2016 của Bộ Tài chính.

>>> Xem thêm hướng dẫn cách đăng ký mã số thuế nhà thầu tại đây!

b/ Về thuế GTGT

Việc xác định nghĩa vụ thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài đối với giá trị hợp đồng ký với đơn vị chỉ tính trên giá trị dịch vụ (59.848,5 EUR) không tính trên giá trị máy móc thiết bị nhập khẩu (1.040.151,44 EUR) (đơn vị thực hiện khai thuế GTGT với cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu).

Doanh thu để tính thuế GTGT đối với dịch vụ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính nêu trên. Trường hợp doanh thu nhà thầu thu được chưa bao gồm thuế nhà thầu thì phải quy đổi ra doanh thu tính thuế theo quy định. Đơn vị có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài trước khi chi trả, cụ thể: Tỷ lệ thuế GTGT là 5% trên doanh thu tính thuế GTGT.

c/ Về thuế TNDN

Việc xác định doanh thu để tính thuế TNDN thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính nêu trên. Trường hợp doanh thu nhà thầu thu được chưa bao gồm thuế nhà thầu thì phải quy đổi ra doanh thu tính thuế theo quy định.

Đơn vị có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thay cho Nhà thầu nước ngoài trước khi chi trả, cụ thể:

  • Tỷ lệ thuế TNDN đối với máy móc thiết bị là 1% trên doanh thu tính thuế TNDN.
  • Tỷ lệ thuế TNDN đối với dịch vụ là 5% trên doanh thu tính thuế TNDN.

Kỳ khai thuế, hồ sơ khai thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 10 và Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

#5. Thuế nhà thầu dịch vụ thiết kế, bảo hành, quản lý, đào tạo…

Theo Công văn 13409/CT-TTHT ngày 02/04/2018 của cục thuế TP Hà Nội

Trường hợp Đơn vị chuẩn bị ký Hợp đồng với Nhà thầu nước ngoài để thực hiện gói thầu số 09 – Hệ thống thu vé tự động, hợp đồng tách riêng giá trị máy móc thiết bị, dịch vụ vận chuyển, lắp đặt, bảo hành … (chưa bao gồm thuế TNDN, chưa bao gồm thuế GTGT), đơn vị thực hiện nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài theo phương pháp trực tiếp thì:

a/ Về thuế GTGT

Trường hợp doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được không bao gồm thuế GTGT thì phải quy đổi ra doanh thu có thuế GTGT.

Tỷ lệ % thuế GTGT tính trên doanh thu tính thuế cụ thể như sau:

  • Đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ chuyên dùng và đồ dự phòng cho hoạt động bảo dưỡng: Đơn vị thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT tại cơ quan hải quan khi thực hiện thủ tục nhập khẩu.
  • Đối với dịch vụ: Thiết kế, xây lắp, xây dựng, lắp đặt (không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị), thử nghiệm và vận hành thử, đào tạo, bảo hành, quản lý gói thầu và dịch vụ khác: áp dụng tỷ lệ 5%.
  • Đối với dịch vụ vận chuyển, xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị: áp dụng tỷ lệ là 3%

b/ Về thuế TNDN

Trường hợp doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN thì phải quy đổi ra doanh thu có thuế TNDN.

Tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế cụ thể như sau:

  • Đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ chuyên dùng và đồ dự phòng cho hoạt động bảo dưỡng: áp dụng tỷ lệ là 1%.
  • Đối với dịch vụ vận chuyển, xây dựng, lắp đặt có bao thầu hoặc không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị: áp dụng tỷ lệ là 2%.
  • Đối với dịch vụ thiết kế xây lắp, thử nghiệm và vận hành thử, đào tạo, bảo hành, quản lý gói thầu và dịch vụ khác: áp dụng tỷ lệ là 5%

#6. Những lưu ý mà kế toán bắt buộc cần nhớ khi tính thuế nhà thầu phần mềm

  • Nếu trong hợp đồng nhà thầu, hai bên thỏa thuận số tiền thanh toán đã bao gồm thuế nhà thầu, thì công ty phải khấu trừ thuế trước khi chi trả cho phía nước ngoài, vì chi phí thuế không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.
  • Nếu hợp đồng có phần giá trị dịch vụ bảo trì phần mềm, mà phần giá trị này được tách riêng, thì dịch vụ bảo trì phần mềm cũng không chịu thuế GTGT và tỷ lệ (%) thuế TNDN đối với dịch vụ bảo trì phần mềm là 5%.

5. Cách nộp thuế nhà thầu phần mềm

Cách nộp thuế nhà thầu phần mềm tương tự với cách nộp thuế nhà thầu

>>> Mời bạn đọc xem hướng dẫn cách nộp thuế nhà thầu qua mạng tại đây!

6. Thời hạn nộp thuế nhà thầu phần mềm là bao lâu?

thoi-han-nop-thue-nha-thau
Thời hạn nộp thuế nhà thầu phần mềm

Người nộp thuế nhà thầu cần phải nộp thuế đầy đủ và đúng hạn, theo quy định trong ngân sách nhà nước.

Thời hạn nộp thuế là ngày cuối cùng của việc nộp hồ sơ khai thuế, trong trường hợp người nộp thuế tính thời hạn thanh toán cho các loại thuế ghi trong thông báo, quyết định hoặc tài liệu của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan thuế nhà nước có thẩm quyền khác.

Theo quy định trên, thời hạn thanh toán thuế nhà thầu của doanh nghiệp được ấn định là 10 ngày nếu thanh toán được thực hiện hoặc vào ngày 20 của tháng tiếp theo nếu được thanh toán hàng tháng kể từ ngày nghĩa vụ thuế trùng với với thời hạn thanh toán khai thuế.

Ví dụ:

Hãng Kiểm toán Es-Glocal mua phần mềm quản lý nhân sự của một Công ty Z là Công ty nước ngoài. Sau khi hai bên ký hợp đồng mua phần mềm vào ngày 20/6, đến ngày 03/07 Công ty Z xuất hóa đơn cho Hãng Kiểm toán Es-Glocal. Đến ngày 10/7 Hãng Kiểm toán Es-Glocal mới chuyển tiền thanh toán cho Công ty Z (số tiền không bao gồm thuế nhà thầu). Lúc này thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và nộp tiền thuế nhà thầu chậm nhất là vào ngày 20/7 (10 ngày kể từ ngày chuyển tiền thanh toán)

Như vậy, Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL (https://es-glocal.com/) vừa chia sẻ với quý bạn đọc bài viết Thuế nhà thầu phần mềm là gì và các khía cạnh liên quan. Nếu có vướng mắc các bạn có thể để lại bình luận bên dưới nhé.

logo zalo

Hỏi đáp Thuế nhà thầu phần mềm là gì? Tất tần tật về Thuế nhà thầu phần mềm

menu
024 66 66 33 69
Top