1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Tài khoản 418 theo thông tư 200 và theo thông tư 133

14:31 04/12/2020 Tin Tức Đặng Tiến Trung 0 bình luận

Tài khoản 418 là gì? Khi nào thì sử dụng tài khoản 418? Nguyên tắc kế toán, kết cấu và phương pháp hạch toán tài khoản 418 theo Thông tư 200 và Thông tư 133 như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp các vấn đề trên. Mời các bạn theo dõi nội dung chi tiết của bài viết ở dưới đây nhé!


TÀI KHOẢN 418 - CÁC QUỸ KHÁC THUỘC VỐN CHỦ SỞ HỮU

#I. Nguyên tắc kế toán

#1. Theo thông tư 200

Tài khoản 418 theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu. Các quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ lợi nhuận sau thuế. Việc trích và sử dụng quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu phải theo chính sách tài chính hiện hành đối với từng loại doanh nghiệp hoặc theo quyết định của chủ sở hữu.

#2. Theo thông tư 133

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu. Các quỹ này được hình thành từ lợi nhuận sau thuế TNDN. Việc trích và sử dụng quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu phải theo chính sách tài chính hiện hành đối với từng loại doanh nghiệp hoặc theo quyết định của chủ sở hữu.

#II. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 418- Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 418 giữa Thông tư 200 và 133 về cơ bản không có sự khác nhau. Các bạn có thể tham khảo kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 418 theo hướng dẫn của Thông tư 200 như sau:

Bên Nợ: Tình hình chi tiêu, sử dụng các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Bên Có: Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu tăng do được trích lập từ lợi nhuận sau thuế.

Số dư bên Có: Số quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu hiện có.

#III. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

Thông tư 133 không hướng dẫn chi tiết phương pháp hạch toán các giao dịch phát sinh của tài khoản 418. Tuy nhiên về cơ bản không có sự sai khác nhau về phương pháp kế toán của tài khoản này giữa Thông tư 200 và 133. Các bạn có thể tham khảo phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu theo hướng dẫn của Thông tư 200 như sau:

a) Trích lập quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Có TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.

b) Khi sử dụng quỹ, ghi:

Nợ TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

Có các TK111, 112.

c) Khi doanh nghiệp bổ sung vốn điều lệ từ các Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải kết chuyển sang Vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:

Nợ TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (4111).

Trên đây, Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL vừa chia sẻ bài viết Tài khoản 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC. Nếu có vấn đề chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất: https://es-glocal.com/hoi-dap/.Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết Tài khoản 418 theo Thông tư 200 và Thông tư 133, chúc các bạn thành công!

logo zalo

Hỏi đáp Tài khoản 418 theo thông tư 200 và theo thông tư 133

menu
024 66 66 33 69
Top