1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Hướng dẫn cách soát xét Báo cáo tài chính tại doanh nghiệp

09:50 02/09/2021 Tin Tức Nguyễn Đình Viên 0 bình luận

Soát xét báo cáo tài chính (BCTC) là gì? Khi hoàn thành các BCTC thì bạn sẽ kiểm tra như thế nào? Dưới đây, ES-GLOCAL chia sẻ về soát xét báo cáo tài chính chính nói chung cũng như cách kiểm tra BCTC cùng các bạn nhé.

Dưới đây là nội dung bài viết nhé.

Soát xét báo cáo tài chính
Soát xét là gì? Soát xét BCTC là gì?

Giờ chúng ta bắt đầu tìm hiểu về soát xét BCTC và chi tiết về cách kiểm tra nó bạn nhé.

#1. Soát xét là gì? Soát xét Báo cáo tài chính là gì?

Cách soát xét báo cáo tài chính

#1.1 Soát xét là gì?

Soát xét là việc các kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán...sẽ phỏng vấn và thực hiện các thủ tục phân tích nhưng không phải là thủ tục kiểm toán để đưa ra kết luận về việc liệu BCTC có được lập phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng hay không. Kiểm toán viên thực hiện các thủ tục để thu được sự đảm bảo có giới hạn về việc kiểm toán viên có nhận thấy vấn đề gì có thể khiến kiểm toán viên tin rằng BCTC bị sai sót trọng yếu không?

#1.2 Soát xét báo cáo tài chính là gì?

Soát xét báo cáo tài chính là hoạt động để đưa ra ý kiến kết luận về việc phát hiện ra sự kiện trọng yếu nào làm cho kiểm toán viên cho rằng BCTC không được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kế toán được chấp nhận), xét trên mọi khía cạnh trọng yếu. Soát xét BCTC không yêu cầu kế toán phải hiểu rõ về kiểm soát nội bộ, tiếp cận với rủi ro gian lận hay bất cứ một quy trình kiểm toán nào.

Như vậy, một báo cáo soát xét không thể cung cấp đầy đủ bằng chứng hay thông tin như một báo cáo kiểm toán.

#2. Lợi ích của việc soát xét BCTC

Với sự phát triển của xã hội ngày nay cũng như sự phức tạp của các thông tư nghị định về lĩnh vực kế toán, thuế... thì BCTC cũng ngày càng được chú trọng hơn. Một số ưu điểm khi thực hiện soát xét BCTC như sau:

- Hỗ trợ Ban Giám đốc kiểm tra tình hình kinh doanh nội bộ, khi đó nó đóng vai trò như kiểm soát bổ sung.

- BCTC phải được soát xét để đáp ứng các nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ hợp đồng.

- Hỗ trợ việc huy động vốn hoặc có thể hữu ích để bán một hoạt động kinh doanh hoặc tìm kiếm nhà đầu tư mới.

- Linh hoạt và đạt được mục tiêu khi kiểm toán viên có thể tập trung thời gian và sự chú ý vào các vấn đề phức tạp của BCTC và bản chất hoạt động kinh doanh.

- Phải báo cáo tất cả các vấn đề mà theo xét đoán chuyên môn của họ là đủ quan trọng đáng để Ban Giám đốc quan tâm.

- Giảm thiếu các rủi ro khi thanh tra thuế, quyết toán thuế tại doanh nghiệp.

>>> Xem thêm thanh tra thuế doanh nghiệp cần làm gì? tại đây nhé

#3. Cách soát xét Báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Kiểm tra soát xét báo cáo tài chính

#3.1 Kiểm tra số dư các tài khoản

Có rất nhiều tài khoản phát sinh tuy nhiên trong nội dung bài viết ES-GLOCAL chỉ điểm qua một số tài khoản thường xuyên sử dụng thôi bạn nhé.

+ TK 111, 112 sẽ không bao giờ có số dư bên Có;

+ TK 131 có thể có số dư bên Nợ và bên Có. Tuy nhiên các khoản dư bên Có TK 131 cần kiểm tra lại hợp đồng xem có đúng là khoản ứng trước tiền hàng không?;

+ Nếu cuối kỳ kế toán TK 133 còn số dư bên Nợ thường khớp với chỉ tiêu 41 trên tờ khai thuế GTGT. Nếu chênh lệch cần tìm hiểu rõ nguyên nhân;

+ Hàng tồn kho: Không có số dư bên Có; kiểm tra xem Phát sinh Nợ TK 152, TK 153, TK 155, TK 156, TK 157 đã khớp với NXT cả năm chưa? NXT kho có mã nào bị âm hay không? Đã xử lý hay chưa?;

+ TK 211, 213: Không có số dư bên Có; đối chiếu số dư cuối năm với Nguyên giá TSCĐ trên bảng tính khấu hao xem đã khớp chưa?

+ TK 214: Chỉ có số dư bên Có; đối chiếu số dư cuối năm với Hao mòn lũy kế TSCĐ trên bảng tính khấu hao xem đã khớp chưa?

+ TK 331: Có thể có số dư bên Nợ hoặc Bên Có; với những nhà cung cấp có số dư bên Nợ cần kiểm tra lại hợp đồng xem có điều kiện ứng trước tiền hàng hay không?

+ TK 333: TK 333 thể có số dư bên Nợ hoặc Bên Có; Đối với số dư bên Nợ cần xem xét đó là những nào?
TK 33311: Đối chiếu tương tự như TK 133. Lưu ý nếu TK 33311 có số dư thì thường bằng chỉ tiêu 40 trên tờ khai thuế GTGT;
TK 33312, TK 3333 thường có số dư =0;
TK 3334, TK 3335, TK 3338 có thể có cả số dư bên Nợ và số dư bên Có.

+ TK 334; 338Có thể có số dư bên Nợ hoặc Bên Có; thường số dư TK 334 cuối năm tài chính bằng số lương chưa thanh toán của tháng cuối cùng trong năm tài chính;
Số dư TK 338 (các khoản BHXH) cuối năm đã khớp với thông báo BHXH cuối năm nay chưa?

+ TK 341: Không có số dư bên Nợ; đối chiếu số dư TK 341 cuối năm chi tiết cho từng cá nhân, ngân hàng… với số dư theo xác nhận của từng cá nhân, ngân hàng đó;

>>> Xem thêm cách kiểm tra báo cáo tài chính tại đây nhé

#3.2 Kiểm tra tờ khai thuế

+ Tờ khai thuế GTGT: Kiểm tra bảng kê thuế GTGT đầu ra, vào khớp với só liệu trên tờ khai thuế hay chưa? đối chiếu tờ khai thuế GTGT tháng/quý với số phát sinh trên sổ xem có chênh lệch không? Tìm hiểu rõ nguyên nhân;

+ Tờ khai thuế TNCN: Đối chiếu bảng lương hàng tháng, quý với tờ khai thuế tạm tính TNCN; hồ sơ và số người phụ thuộc...

>>> Xem thêm toàn bộ về tạm tính thuế TNCN tại đây nhé

+ Tờ khai thuế TNDN: Kiểm tra các khoản chi phí không được trừ; thuế suất thuế TNDN áp dụng, miễn giảm hay ưu đãi nếu có;

+ Lệ phí thuế môn bài: Đã nộp chưa, hạch toán đầy đủ chưa; có đúng mức không?...

+ Chuyển nhượng vốn: Kê khai hay chưa, có phát sinh thuế phải nộp hay không?...

#3.3 Rà soát các khoản mục bất thường

Một số khoản mục bất thường hay được chú ý như sau:

+ Tốc độ tăng lợi nhuận của công ty vượt xa tốc độ tăng doanh thu trong một thời gian dài.
+ Việc xuất hiện các khoản phí phi hoạt động hoặc khoản chi phí hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu qua nhiều năm.
+ Có sự thay đổi nguyên tắc kế toán trong định giá hàng tồn kho hoặc thay đổi phương pháp khấu hao.
+ Công ty có thể đã tìm mọi cách để vượt qua mức lợi nhuận ước tính của các nhà phân tích trong nhiều quý liên tiếp.

#3.4 Sử dụng dịch vụ tư vấn thuế

Nếu trường hợp công ty bạn phát sinh nhiều khi bạn không thể kiểm soát được cái rủi ro hay là việc có các kế toán mới chưa có kinh nghiệm hoặc ít kinh nghiệm thì bạn hoàn toàn có thể cân nhắc việc dịch vụ tư vấn thuế của các doanh nghiệp chuyên về kiểm toán, kế toán...Việc sử dụng dịch vụ giúp bạn tiết kiệm chi phí, thấy được rủi ro doanh nghiệp gặp phải, tiết kiệm chi phí cũng như việc tập trung vào lĩnh vực của công ty. Đặc biệt doanh nghiệp đó sẽ đứng ra giải trình với cơ quan thuế khi thanh tra thuế tại doanh nghiệp.

#4. Một số câu hỏi thường gặp

Một số câu hỏi về soát xét báo cáo tài chính

Hỏi: Cách kiểm tra, rà soát BCTC được thực hiện như thế nào?

Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ chi tiết và đầy đủ về cách kiểm tra, rà soát báo cáo tài chính bạn xem chi tiết nhé.

Hỏi: Lập BCTC như thế nào?

Trả lời: ES-GLOCAL đã hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính bạn xem tại đây nhé.

Trên đây là những lưu ý cho các bạn khi soát xét BCTC của doanh nghiệp. Nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ các bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://es-glocal.com/hoi-dap/ chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết soát xét báo cáo tài chính năm 2021 của chúng tôi.

logo zalo

Hỏi đáp Hướng dẫn cách soát xét Báo cáo tài chính tại doanh nghiệp

menu
024 66 66 33 69
Top