1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Quy định về BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc năm 2020

09:20 08/01/2021 Tin Tức Đặng Tiến Trung 0 bình luận

Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc là những ai? Đóng BHXH theo mức lương nào? Phương thức đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN như thế nào? Hãng Kiểm toán Es-Glocal (https://es-glocal.com/) xin chia sẻ các vấn đề nêu trên qua bài viết dưới đây.

    #1. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc:

    - Người lao động

    Người lao động là công dân Việt Nam:

    + Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    + Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn;

    + Người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi;

    + Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

    + Cán bộ, công chức, viên chức;

    + Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

    + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

    + Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

    + Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

    + Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

    + Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

    Người lao động là công dân nước ngoài:

    Người làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động/chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

    Người sử dụng lao động

    Cũng tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, pháp luật định rõ 05 nhóm người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

    - Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

    - Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

    - Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

    - Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác;

    - Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

    Tổng quan có thể thấy, với mục đích tương trợ, bảo vệ lẫn nhau giữa các thành phần trong xã hội, bảo hiểm xã hội bắt buộc bao phủ hầu khắp các đối tượng người lao động và người sử dụng lao động trong xã hội. Trường hợp các đối tượng này trốn đóng, chậm đóng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

    #2. Đóng BHXH theo mức lương nào?

    Theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của BHXH Việt Nam:

    - Tiền lương hàng tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, KPCĐ: Là tiền lương ghi trong HĐLĐ.

    - Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

    Chú ý:

    - Mức tiền lương tháng đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

    Mức tiền lương đóng BHXH tối thiểu:

    Theo Nghị định 141/2017/NĐ/CP của Chính phủ, quy định mức lương tối thiểu vùng cụ thể như sau:

    Mức lương tối thiểu vùng

    Vùng

    3.980.000 đồng/tháng

    vùng I

    3.530.000 đồng/tháng

    vùng II

    3.090.000 đồng/tháng

    vùng III

    2.760.000 đồng/tháng

    vùng IV

    - Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.

    => Như vậy: Người lao động đã qua học nghề thì mức lương đóng BHXH thấp nhất là như sau:

    Vùng

    Mức lương cho NLĐ đã qua học nghề

    Vùng I

    = 3.980.000 + (3.980.000 x 7%) = 4.258.600 đồng/tháng

    Vùng II

    = 3.530.000 + (3.530.000 x 7%) = 3.777.100 đồng/tháng

    Vùng III

    = 3.090.000 + (3.090.000 x 7%) = 3.306.300 đồng/tháng

    Vùng IV

    = 2.760.000 + (2.760.000 x 7%) = 2.953.200 đồng/tháng

    Chú ý: Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

    Mức tiền lương đóng BHXH tối đa:

    - Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.

    - Mức tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

    + Mức lương cơ sở như sau:

    Từ ngày 1/7/2017 là: 1.300.000 => Như vậy tối đa là: 26.000.000

    Từ ngày 1/7/2018 là: 1.390.000

    (Theo Quyết định 1916/QĐ-TTg ngày 29/11/2017 của Thủ tướng Chính Phủ )

    + Mức lương tối thiểu vùng thì như trên phần 1 nhé.

    Chú ý: Khi xây dựng thang bảng lương mức lương cơ bản phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng.

    #3. Phương thức đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN:

    a) Đóng hằng tháng áp dụng đối với các Doanh nghiệp:

    - Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng.

    - Đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định.

    => Chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

    b) Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần đối với:

    - Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần.

    - Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

    c) Nơi đóng BHXH:

    - Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.

    - Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh hoặc đóng tại Cty mẹ.

    Bài viết trên giới thiệu Quy định về BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc năm 2020. Hi vọng với những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về các khoản bảo hiểm xã hội.

    logo zalo

    Hỏi đáp Quy định về BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc năm 2020

    menu
    024 66 66 33 69
    Top