1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Một số tình huống cụ thể tiêu biểu về thuế Thu nhập cá nhân

00:03 09/05/2018 Tin Tức Es-glocal 0 bình luận

Hãng kiểm toán Es-Glocal (http://es-glocal.com) xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết Một số tình huống cụ thể tiêu biểu về thuế Thu nhập cá nhân. Các tình huống trong bài viết gồm quyết toán thuế TNCN, Thay đổi thông tin của cá nhân, Xác định tiền chậm nộp, Khoản bảo hiểm của cá nhân cư trú là người nước ngoài được trừ khi tính thuế TNCN,...

    Các tình huống hay gặp về thuế TNCN
    Các tình huống hay gặp về thuế TNCN

    Một số tình huống cụ thể tiêu biểu về thuế Thu nhập cá nhân

    1. Tình huống 1: Quyết toán thuế TNCN đối với người lao động điều chuyển trong cùng một hệ thống

    Tổng cục Thuế có công văn số 407/TCT-CS ngày 29/01/2018 hướng dẫn Cục thuế tỉnh Đồng Tháp về việc kê khai, khấu trừ thuế TNCN của cá nhân có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công khi tổng hợp dữ liệu quyết toán.

    Theo đó, trường hợp người lao động trong năm có phát sinh điều chuyển giữa các tổ chức trong cùng một hệ thống như: tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ - con, Trụ sở chính và chi nhánh nếu trong năm người lao động không có thêm thu nhập từ tiền lương tiền công tại một nơi nào khác thì được ủy quyền quyết toán cho tổ chức mới quyết toán thuế thay đối với cả phần thu nhập tổ chức cũ chi trả.

    Khi cơ quan thuế thực hiện kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp nêu trên cần lưu ý đối với các cơ quan chi trả thu nhập cho cá nhân người lao động có thuộc các trường hợp Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ - con, Trụ sở chính và chi nhánh nêu trên hay không để là một trong các căn cứ xác định đối tượng cần kiểm tra nguồn thu nhập.

    2. Tình huống 2: Thay đổi thông tin đăng ký thuế của cá nhân

    Ngày 23/1/2018, Cục Thuế TP Hà Nội có công văn số 3662/CT-TTHT về việc xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế, theo đó:

    - Về việc thay đổi thông tin đăng ký thuế:

    Trường hợp người nộp thuế là cá nhân có phát sinh thay đổi thông tin về căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân dẫn đến thay đổi thông tin đăng ký thuế thì ngày phát sinh thay đổi để xác định thời hạn nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của cá nhân đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp là ngày ghi trên căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân cộng thêm số ngày cụ thể như sau:

    + Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

    + Tại các huyện miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp cấp mới, đổi, cấp lại.

    + Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp cấp mới, đổi, cấp lại.

    - Về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế:

    Người nộp thuế có hành vi chậm thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định không phân biệt cố ý hay vô ý đều bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.

    3. Tình huống 3: Xác định hành vi vi phạm hành chính về thuế

    Ngày 28/2/2018, Tổng cục Thuế có công văn số 687/TCT-TNCN hướng dẫn xác định hành vi vi phạm hành chính về thuế, theo đó:

    - Trường hợp các đơn vị tổ chức chi trả có hành vi khai sai quyết toán thuế TNCN theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 129/2013/NĐ-CP thì Đoàn kiểm tra khi thực hiện kiểm tra quyết toán thuế áp dụng xử phạt 20% trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được hoàn, số thuế được miễn, giảm cao hơn so với quy định của pháp luật thuế theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định 129/2013/NĐ-CP; Ngoài ra, đơn vị còn phải nộp đủ tiền thuế nợ, số tiền thuế thiếu, tiền thuế chậm nộp vào NSNN.

    - Trường hợp các đơn vị tổ chức chi trả có hành vi khai sai QTT TNCN theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 129/2013/NĐ-CP nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được miễn, giảm hoặc chưa được hoàn thì không bị xử phạt theo quy định tại Điều này mà xử phạt theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định 129/2013/NĐ-CP.

    Trong quá trình kiểm tra cơ quan thuế căn cứ vào tình hình phát sinh thực tế tại đơn vị tiến hành rà soát, đối chiếu chi tiết đến từng cá nhân phải kê khai nộp thuế TNCN để xác định chính xác số thuế TNCN phải nộp trong kỳ.

    4. Tình huống 4: Xác định tiền chậm nộp đối với nộp thuế qua ngân hàng

    Ngày 27/2/2018, Tổng cục Thuế có công văn số 659/TCT-DNL trả lời Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch về việc tiền chậm nộp đối với nộp thuế qua ngân hàng, theo đó:

    - Số ngày chậm nộp tiền thuế được xác định làm căn cứ tính tiền chậm nộp đối với người nộp thuế được tính từ ngày liền kề sau ngày cuối cùng người nộp thuế phải nộp thuế đến ngày người nộp thuế đã nộp thuế thành công vào NSNN. Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp tiền thuế tính trên số ngày chậm nộp tiền thuế. Số tiền chậm nộp không thuộc các trường hợp đuợc miễn tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định.

    - Trường hợp Doanh nghiệp chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định phải thực hiện nộp tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định.

    Trường hợp việc nộp thuế vào NSNN của Doanh nghiệp bị chậm cho lỗi của Ngân hàng thì Ngân hàng phải chịu trách nhiệm trả Công ty số tiền chậm nộp tiền thuế để thực hiện nộp vào NSNN theo quy định.

    5. Tình huống 5: Khoản bảo hiểm của cá nhân cư trú là người nước ngoài được trừ khi tính thuế TNCN

    Ngày 27/2/2018, Tổng cục Thuế có công văn số 668/TCT-CS trả lời Cục Thuế tỉnh Bình Dương về chính sách thuế TNCN, theo đó:

    Trường hợp cá nhân là người nước ngoài thuộc đối tượng cư trú tại Việt Nam có thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả tại nước ngoài tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc của quốc gia nơi cá nhân mang quốc tịch tương tự như các khoản bảo hiểm bắt buộc tại Việt Nam như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác (nếu có) thì các khoản bảo hiểm bắt buộc đó được trừ vào thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân. Cá nhân cần xuất trình chứng từ chứng minh các khoản bảo hiểm đã đóng tại nước ngoài để có cơ sở khấu trừ khi tính thuế TNCN.

    Trên đây là toàn bộ bài viết về chủ đề : Một số tình huống cụ thể tiêu biểu về thuế Thu nhập cá nhân

    http://es-glocal.com/mot-so-tinh-huong-cu-the-tieu-bieu-ve-thue-thu-nhap-ca-nhan.html

    Mời các bạn tiếp tục đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi:

    • Nộp chậm tiền thuế có bị phạt không MỚI NHẤT

    http://es-glocal.com/nop-cham-tien-thue-co-bi-phat-khong-moi-nhat.html

    logo zalo

    Hỏi đáp Một số tình huống cụ thể tiêu biểu về thuế Thu nhập cá nhân

    menu
    024 66 66 33 69
    Top