1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Lương cơ sở là gì? Cách tính, mức lương cơ sở 2020, năm 2021

09:57 08/01/2021 Tin Tức Nguyễn Đình Viên 0 bình luận

Lương cơ sở là gì? Mức lương cơ sở 2021, 2020 được xác định và quy định trong các văn bản nào? Đối tượng nào được áp dụng mức lương này? Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL xin chia sẻ các nội dung kể trên qua bài viết dưới đây.

Đầu tiên chúng mình cùng điểm qua các nội dung chính của bài viết dưới đây nhé.

#1. Tiền lương là gì? Lương cơ sở là gì?

#1.1 Tiền lương là gì?

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trả cho người lao động khi người lao động hoàn thành, thực hiện các công việc theo sự thỏa thuận hợp pháp trong nội dung hợp đồng lao động.

Tiền lương được trả theo năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

#1.2 Lương cơ sở là gì?

lương cơ sở là gì

Lương cơ sở hay còn gọi là mức lương tối thiếu chung là mức lương dùng làm căn cứ để xác định:

  • Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng được tính theo mức lương này;
  • Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
  • Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương này.

#1.3 Phân biệt mức lương làm cơ sở và mức lương tối thiểu vùng

Tiêu chí Mức lương cơ sở Mức lương tối thiểu vùng
Khái niệm Là mức lương dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác, tính các mức hoạt động phí, tính các khoản trích và chế độ được hưởng theo mức lương này. Đây là mức lương thấp nhất làm cơ sở để Doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương.
Đối tượng áp dụng

Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Người lao động trong các doanh nghiệp (ngoài khu vực Nhà nước).
Chu kỳ thay đổi Không có chu kỳ thay đổi nhất định. Bởi mức lương này được điều chỉnh trên cơ sở khả năng NSNN, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Thông thường là 01 năm, mức lương tối thiểu vùng thay đổi 1 lần.

#2. Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

  • Nghị quyết số 122/2020/QH14 kỳ họp thứ 9, Quốc hội hóa XIV.

  • ...

Như vậy căn cứ theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu chung hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.

#3. Các đối tượng được áp dụng

Căn cứ theo điều 2 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì các đối tượng được áp dụng mức lương này bao gồm:

  • Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
  • Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
  • Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010.
  • Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, gồm: Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
  • Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
  • Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Như vậy nhìn vào đối tượng được áp dụng có thể thấy nhóm đối tượng này là cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang.

#4. Mức lương cơ sở năm 2021, năm 2020

Căn cứ theo khoản 2 điều 3 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP thì từ ngày 01/7/2019 mức lương là 1.490.000 đồng/tháng.

Như vậy mức lương cơ sở năm 2020 là 1.490.000 đồng/tháng.

Ngày 12/11/2019 nghị quyết số 86/2019/QH14 trình quốc hội về dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2020. Theo đó từ ngày 01/07/2020 thì thực hiện điều chỉnh mức lương này từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên tại nghị quyết số 122/2020/QH14 kỳ họp thứ 9, Quốc hội hóa XIV do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 nên Quốc hội đã chính thức đồng ý chưa điều chỉnh tăng lương này cho công chức từ 01/7/2020.

Vậy từ ngày 01/7/2020 lương và phụ cấp của người làm việc trong cơ quan nhà nước không thay đổi. Đồng nghĩa đó là việc mức lương cơ sở năm 2021 là 1.490.000 đồng/tháng.

#5. Mức lương tối thiểu chung qua các năm

lương cơ sở thay đổi qua các năm

Trong nội dung bài viết này ES-GLOCAL sẽ thống kê mức lương làm cơ sở từ năm 2010 tới hiện nay: Chi tiết như sau:

Thời điểm áp dụng Mức lương tối thiểu chung
Từ 01/05/2010 - 30/04/2011 730.000 đồng/tháng
Từ 01/05/2011- 30/04/2012

830.000 đồng/tháng

Từ 01/05/2012 - 30/06/2013

1.050.000 đồng/tháng

Từ 01/07/2013 - 30/04/2016

1.150.000 đồng/tháng

Từ 01/05/2016 - 30/06/2017

1.210.000 đồng/tháng

Từ 01/07/2017 - 30/06/2018

1.300.000 đồng/tháng

Từ 01/07/2018 - 30/06/2019

1.390.000 đồng/tháng

Từ 01/07/2019 - Hiện nay

1.490.000 đồng/tháng

Nhìn vào bảng ta có thể nhận thấy chu kỳ thay đổi mức lương này qua các năm là không có chu kỳ cố định và mức tiền tăng cũng khác nhau.

#6. Lộ trình cải cách tiền lương

Lộ trình cải cách tiền lương

Ngày 21/5/2018 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trạng và người lao động trong doanh nghiệp. Theo đó tinh thần của Nghị quyết thể hiện việc xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực; góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

>>> Xem thêm bài viết lộ trình cải cách tiền lương tại đây nhé!

#7. Những lưu ý về mức tiền lương

#7.1 Mức lương tối đa tham gia bảo hiểm

mức đón BHXH tối đa là bao nhiêu

Căn cứ vào điểm 2.6 khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì mức tiền lương tháng tối đa đóng BHXH bằng tối đa 20 lần tháng lương cơ sở.

VD: Lương tối thiểu chung (cơ sở) năm 2019 là 1.490.000 đồng/tháng thì mức lương tối đa được đóng bảo hiểm xã hội là:

1.490.000 đồng/tháng x 20 = 29.800.000 đồng/tháng

>>>Xem thêm bài viết mức đóng BHXH mới nhất hiện nay tại đây nhé!

#7.2 Về trợ cấp thai sản

chê độ thai sản

a. Bảo hiểm thai sản là gì?

Bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc, đóng vai trò bù đắp một phần thu nhập cho lao động nữ mang thai, sinh con, nhờ mang thai hộ, nhận nuôi con bị gián đoạn công việc do nghỉ sinh, lao động nam có vợ mang thai, sinh con. Bảo hiểm thai sản được áp dụng cho cả lao động nam và nữ.

b. Đối tượng hưởng trợ cấp thai sản và cách tính

b.1 Chế độ thai sản dành cho nữ

Bảo hiểm thai sản dành cho nữ được quy định như thế nào? Điều kiện, thời gian và thủ tục hưởng bảo hiểm thai sản như thế nào? Bảo hiểm thai sản cách tính có liên quan gì tới mức lương cơ sở?

>>> Các bạn xem bài viết Từ A-Z các vấn đề về chế độ thai sản dành cho nữ tại đây nhé!

b.2 Chế độ thai sản dành cho nam giới

Với nam giới cho chế độ thai sản theo ngày và trợ cấp 01 lần.

- Mức hưởng theo ngày
Lao động nam được hưởng mức hưởng chế độ theo ngày tính cho mỗi ngày nghỉ hưởng chế độ thai sản. Theo đó, mức hưởng được tính như sau:

Mức hưởng chế độ thai sản theo ngày = Mức hưởng theo tháng : 24 ngày

Trong đó: Mức hưởng theo tháng được xác định bằng bình quân lương BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất hoặc bình quân lương các tháng đóng BHXH (nếu đóng chưa đủ 6 tháng).

- Mức hưởng trợ cấp một lần

Mức hưởng trợ cấp một lần = Mức lương cơ sở tại tháng sinh x 2 x Số con

>>> Xem thêm bài viết chế độ thai sản cho nam giới tại đây nhé!

#8. Một số câu hỏi thường gặp về lương

Hỏi: Lương cơ sở là gì?

Trả lời: ES-GLOCAL đã trình bày lương cơ sở là gì bạn xem tại đây nhé.

Hỏi: Mức lương tối thiểu chung hiện nay là bao nhiêu?

Trả lời: Mức lương tối thiểu chung (cơ sở) hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.

Hỏi: Lương cơ bản là gì? Cách xác định lương cơ bản hiện nay?

Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ lương cơ bản và cách tính lương cơ bản hiện nay bạn xem tại đây nhé.

Hỏi: Mức lương tối đa đóng BHXH là bao nhiêu?

Trả lời: Mức lương tối đa đóng BHXH gấp 20 lần mức lương cơ sở . Như vậy hiện nay mức lương tối đa đóng BHXH là 29.800.000 đồng/tháng.

Trên đây là chia sẻ của Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL về mức lương cơ sở năm 2021, năm 2020. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://es-glocal.com/hoi-dap/ hoặc để lại bình luận bên dưới bài viết về lương cơ sở năm 2021. Cám ơn bạn đã theo dõi.

logo zalo

Hỏi đáp Lương cơ sở là gì? Cách tính, mức lương cơ sở 2020, năm 2021

menu
024 66 66 33 69
Top