1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Hướng dẫn tính khoảng giao dịch độc lập chuẩn và giá trị trung vị

08:45 12/11/2020 Tin Tức Đặng Tiến Trung 0 bình luận

Ngày 05 tháng 11 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Chắc hẳn nhiều bạn đang băn khoăn về cách kê khai các phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP như thế nào? Để giải đáp những khó khăn đó, ES-GLOCAL xin được chia sẻ hướng dẫn từng bước xác định khoảng giao dịch độc lập chuẩn và cách tính trung vị theo Phụ lục V kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP về GDLK qua bài viết dưới đây.

Phụ lục V - Công thức tính khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn

Để tiện theo dõi các bạn xem qua nội dung tóm tắt về Phụ lục V - Công thức tính khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn bên dưới nhé.

#1. Khoảng giá trị giao dịch độc lập là gì? Khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn là gì

- Theo Khoản 9 Điều 4 Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, có quy định:

“Khoảng giá trị giao dịch độc lập” là tập hợp các giá trị về mức giá; tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập được cơ quan thuế và người nộp thuế lựa chọn trên cơ sở dữ liệu được quy định tại Điều 9 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP. Các giá trị thuộc tập hợp này có mức độ so sánh tin cậy tương đương nhau. Trong trường hợp cần thiết, áp dụng phương pháp xác suất thống kê để xác định khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn và giá trị giữa mang tính chất đại diện, phổ quát, phổ biến nhằm tăng độ tin cậy của tập hợp các đối tượng so sánh độc lập.

- Theo điều 4 Nghị định 132/2020/NĐ-CP định nghĩa:

“Khoảng giá trị giao dịch độc lập” là tập hợp các giá trị về mức giá, tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập được Cơ quan thuế hoặc người nộp thuế lựa chọn trên cơ sở dữ liệu quy định tại điều 17 Nghị định 132/2020/NĐ-CP. Các giá trị thuộc tập hợp này có mức độ so sánh tin cậy tương đương nhau. Trong trường hợp cần thiết, áp dụng phương pháp xác suất thống kê để xác định khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn và giá trị trung vị mang tính chất đại diện, phổ quát, phổ biến nhằm tăng độ tin cậy của tập hợp các đối tượng so sánh độc lập.

"Khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn" là tập hợp các giá trị từ bách phân vị thứ 35 đến bách phân vị thứ 75.

#2. Giá trị trung vị là gì?

Theo định nghĩa tại điều 4 thông tư 132/2020/NĐ-CP thì:

Trung vị của khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn là giá trị bách phân vị thứ 50 theo hàm xác suất thống kê.

#3. Các xác định giá trị giao dịch độc lập chuẩn

Công thức tính khoảng giao dịch độc lập chuẩn và giá trị trung vị được xác định theo hàm Percentile trong Microsoft Excel như sau:

- Lập một vùng dữ liệu trong Excel là các ô chứa các giá trị về mức giá hoặc tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận được xác định từ các đối tượng so sánh độc lập (có thể là một cột hoặc một dòng).

- Di chuyển con trỏ đến một ô khác ngoài vùng dữ liệu và thực hiện lệnh Percentile để tìm các giá trị bách phân vị tương ứng, cụ thể:

Percentile (Vùng dữ liệu, tham số)

- Vùng dữ liệu: Là vùng chứa các giá trị về mức giá hoặc tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận.

- Tham số: Nhận các giá trị tương ứng 0,35 đến 0,75.

+ Bách phân vị thứ 35 là giá trị của hàm Percentile với tham số bằng 0,35;

+ Bách phân vị thứ 50 (số trung vị) là giá trị của hàm Percentile với tham số bằng 0,5;

+ Bách phân vị thứ 75 là giá trị của hàm Percentile với tham số bằng 0,75;

+ Khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn là khoảng giá trị từ bách phân vị thứ 35 đến bách phân vị thứ 75.

#4. Ví dụ minh họa

Trong năm 2020, sau khi phân tích và đưa ra lựa chọn được các doanh nghiệp độc lập để so sánh có các số liệu về tỷ suất lợi nhuận thuần trên giá vốn như sau: 1,17; 0,43; 1,57; 0,25; 1,1; 0,06; 0,13; 0,86; 3,14; 0,5; 2,2.

Xác định các giá trị bách phân vị của Hàm Percentile trong excel như sau:

Xác định giá trị bách phân vị

#5. Một số câu hỏi thường gặp về giao dịch liên kết

Hỏi: Thời hạn lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết là khi nào?

Trả lời: Hồ sơ trong giao dịch liên kết được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế TNDN hàng năm và được lưu trữ, xuất trình khi Cơ quan thuế yêu cầu.

Hỏi: Khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn được xác định như thế nào?

Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ cách xác định khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn bạn xem tại đây nhé.

Hỏi: Cách lập Báo cáo giao dịch liên kết như thế nào?

Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ cách lập báo cáo giao dịch liên kết bạn xem tại đây nhé.

Trên đây là Phụ lục V - Công thức tính khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn theo nghị định 132/2020/NĐ-CP của Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL. Nếu bạn muốn tìm một công ty tư vấn thuế giúp bạn giải quyết lập tờ khai và lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết thì đừng ngại liên hệ cho ES-GLOCAL nhé. Dịch vụ lập hồ sơ xác định giá trong GDLK ở Hà Nội, Tp.HCM, Đã Nẵng,... của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất: https://es-glocal.com/hoi-dap/. Cám ơn bạn đã theo dõi.

logo zalo

Hỏi đáp Hướng dẫn tính khoảng giao dịch độc lập chuẩn và giá trị trung vị

menu
024 66 66 33 69
Top