1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Nợ phải thu không có khả năng thu hồi gồm những gì và cần tài liệu nào?

15:32 14/09/2021 Tin Tức Nguyễn Đình Viên 0 bình luận

Trong kinh doanh, có một loại rủi ro thường gặp đó là không thu hồi được nợ. Vậy nhận diện nó như thế nào? Trong phạm vi bài viết này ES-GLOCAL sẽ chia sẻ tới các bạn những điểm quan trọng cần lưu ý khi thực hiện xử lý nợ phải thu khó đòi nhé!

Nợ phải thu không có khả năng thu hồi
Nợ phải thu không có khả năng thu hồi

Để tiện theo dõi các bạn lướt qua nội dung dưới đây trước nhé:

#1. Nợ phải thu không có khả năng thu hồi gồm những gì và cần tài liệu nào?

Trong kinh doanh, có những khoản nợ phải thu khó đòi hoặc không thể đòi được, công ty cần phải trích lập dự phòng các khoản phải thu đó. Nhưng việc trích lập phải đảm bảo những điều kiện gì để khoản chi phí đó được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp?

#1.1 Đối với người mua hàng

Thông tư 119/2013/TT-BTC tại Điều 3, Khoản 6 Sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:

"6.Sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:

a) Sửa đổi khổ thứ nhất điểm c khoản 3 Điều 15 như sau:

“c) Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hóa, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ bằng văn bản, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc trước ngày 31 tháng 12 hàng năm đối với trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31 tháng 12, cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào”.”

Căn cứ theo quy định trên thì doanh nghiệp bên mua nếu không thanh toán cho người bán và tại thời điểm đó không gia hạn thời gian thanh toán thì sẽ không được khấu trừ thuế GTG, không được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN. Nếu doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT thì cần phải điều chỉnh lại thuế GTGT đã khấu trừ trong kỳ.

#1.2 Đối với doanh nghiệp bán hàng

Tại Điều 6 Thông tư 228/2009/TT-BTC quy định việc trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi thì:

a. Điều kiện để các khoản nợ phải thu được ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi:

– Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

Chứng từ gốc gồm:

+ Hóa đơn GTGT.

+ Hợp đồng kinh tế

+ Biên bản giao nhận hàng kèm phiếu xuất kho
+ Biên bản đối chiếu công nợ có đóng dấu, ký xác nhận của hai bên
+ Các công văn, biên bản đòi nợ.

+ Công văn mà bên mua đã gửi về trường hợp không còn khả năng thanh tóan mà bên mua đã thông báo đến bên bán.

- Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.

Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.

+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng..) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

b. Tỷ lệ trích lập các khoản phải thu khó đòi

– Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

– Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

>>> Xem thêm bài viết xử lý nợ phải thu quá hạn tại đây nhé!

#2. Quy định của pháp luật thuế về các khoản nợ phải thu khó đòi

Tại Điểm 2.19, Khoản 2, Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

“2.19.Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.”

Căn cứ theo quy định trên nếu các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi có đầy đủ chứng từ và điều kiện quy định tại Điều 6, Thông tư 228/2009/TT-BTC thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

>>> Xem thêm bài viết xử lý tài chính với khoản nợ phải thu khó đòi tại đây nhé!

#3. Hạch toán khoản nợ phải thu khó đòi

– Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản

-Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản.

TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

– Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành

Nợ các TK 111, 112, 331, 334….(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (phần đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí)

Có các TK 131, 138, 128, 244…

– Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ:

Nợ các TK 111, 112,….

TK 711 – Thu nhập khác.

– Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận:

+ Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

Có các TK 131, 138,128, 244…

+ Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (số đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

Có các TK 131, 138,128, 244…

#4. Các câu hỏi liên quan đến hồ sơ xử lý nợ phải thu khó đòi

Hỏi: Nợ phải thu không có khả năng thu hồi gồm những gì và cần tài liệu nào?

Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ hồ sơ xử lý nợ phải thu khó đòi bạn xem tại đây nhé.

Hỏi: Cách hạch toán khoản nợ phải thu khó đòi như thế nào?

Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ cách hạch toán khoản nợ phải thu khó đòi bạn xem tại đây nhé.

Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL vừa tổng hợp đến bạn đọc những lưu ý quan trọng khi xử lý hồ sơ nợ phải thu khó đòi. ES-GLOCAL xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý bạn đọc thời gian qua đã ủng hộ chúng tôi. Nếu có vấn đề chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất:https://es-glocal.com/hoi-dap/.Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!

logo zalo

Hỏi đáp Nợ phải thu không có khả năng thu hồi gồm những gì và cần tài liệu nào?

menu
024 66 66 33 69
Top