1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Hạch toán thuế TNCN từ tiền lãi cho vay như thế nào

15:51 27/08/2021 Tin Tức Đặng Tiến Trung 0 bình luận

Tiền lãi cho vay có phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không? Hạch toán thuế TNCN từ tiền lãi cho vay như thế nào? ES-GLOCAL xin chia sẻ tới bạn qua bài viết dưới đây.

    tiền lãi cho vay
    Tiền lãi cho vay

    #1. Tiền lãi cho vay có chịu thuế TNCN không?

    - Theo khoản 3 điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013

    "Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

    3. Thu nhập từ đầu tư vốn

    Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:

    a) Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn tại tiết g.1, điểm g, khoản 1, Điều 3 thông tư này"

    KẾT LUẬN:

    - Nếu cá nhân cho vay tiền mà thu tiền lãi thì Tiền lãi cho vay là khoản thu nhập chịu thuế TNCN (đây là khoản thu nhập từ đầu tư vốn).

    #2. Tiền lãi cho vay có chịu thuế GTGT?

    - Theo điểm b, Khoản 8, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT (có hiệu lực từ ngày 01/01/2014):

    “ b. Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.

    NHƯ VẬY :

    - Nếu công ty cho vay tiền thì khoản tiền lãi cho vay thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

    #3. Hạch toán thuế TNCN từ tiền lãi cho vay như thế nào?

    - Theo quy định nếu đi vay của cá nhân (không phải tổ chức tín dụng)

    -> Khi trả lãi vay DN có trách nhiệm phải khấu trừ 5% thuế TNCN.

    Chi tiết theo Công văn 1360/CT-TTHT ngày 26/9/2011 của Cục thuế Nghệ An V/v hướng dẫn chính sách thuế TNDN.

    "Căn cứ vào các qui định nêu trên:

    - Trường hợp doanh nghiệp vay vốn của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế thì khoản chi phí trả lãi tiền vay doanh nghiệp được trừ khi tính thuế TNDN nếu doanh nghiệp có hợp đồng vay vốn, vốn vay thực tế dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phiếu chi trả lãi tiền vay phải có ký nhận của bên cho vay. Doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

    - Khi trả lãi tiền vay cho cá nhân, doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế TNCN vào ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp nộp hộ cá nhân thuế TNCN thì đối với khoản chi hộ này doanh nghiệp không được hạch toán vào khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN."

    Có 2 trường hợp như sau:

    1) Nếu trên hợp đồng ghi là: Bên vay sẽ chịu thuế TNCN (Tức là DN bạn chịu khoản tiền thuế TNCN này thay cho cá nhân) thì hạch toán như sau:

    - Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân

    Nợ TK 635- (Tổng số tiền lãi vay mà DN trả cho cá nhân cho vay)

    TK 111, TK 112

    - Khi tính tiền thuế TNCN phải nộp:

    Nợ TK 811 - (Tiền thuế TNCN 5% mà DN chịu)

    Có TK 3335 - Thuế TNCN

    - Khi nộp tiền thuế:

    Nợ TK 3335 - Thuế TNCN

    TK 111, TK 112

    - Cuối năm phải loại chi phí này ra (Đưa vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN)

    2) Nếu hợp đồng ghi: Cá nhân sẽ chịu khoản thuế đó (Tức là DN sẽ nộp hộ cho cá nhân), thì hạch toán như sau:

    - Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân:

    Nợ TK 635 - (Tổng số tiền lãi vay mà DN trả cho cá nhân cho vay)

    TK 111, TK 112

    - Tính tiền thuế TNCN phải nộp:

    Nợ TK 138 - (Tiền thuế TNCN 5% mà cá nhân chịu)

    Có TK 3335 - Thuế TNCN

    - Khi nộp thuế:

    Nợ TK 3335 - Thuế TNCN

    TK 111, TK 112

    - Khi thu lại tiền thuế 5% của cá nhân cho vay:

    Nợ TK 111, TK 112:

    TK 138 - Phải thu khác

    VD: Trong tháng 2/2020 Công ty A có phát sinh khoản chi phí lãi vay phải trả cho cá nhân B là: 24.000.000

    a) Nếu trên hợp đồng ghi là: Bên DN sẽ chịu thuế TNCN:

    - Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân:

    Nợ TK 635: 24.000.000

    Có TK 1121: 24.000.000

    - Khi tính tiền thuế TNCN phải nộp:

    Nợ TK 811: 24.000.000 x 5% = 1.200.000

    Có TK 3335: 1.200.000

    - Khi nộp tiền thuế TNCN:

    Nợ TK 3335: 1.200.000

    Có TK 1121: 1.200.000

    Cuối kỳ, doanh nghiệp loại khoản chi phí thuế TNCN lãi tiền vay cá nhân ra khỏi thu nhập chịu thuế TNDN.

    b) Nếu trên hợp đồng ghi là: Bên Cá nhân sẽ chịu thuế TNCN:

    - Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân:

    Nợ TK 635: 24.000.000

    TK 111, TK 112: 24.000.000

    Hoặc Khấu trừ luôn 5% thuế TNCN trước khi trả lãi tiền vay

    Nợ TK 635: 22.800.000

    TK 111, TK 112: 22.800.000

    Cuối kỳ không cần thu 5% thuế của cá nhân cho vay.

    - Khi tính tiền thuế TNCN phải nộp:

    Nợ TK 138: 24.000.000 x 5% = 1.200.000

    Có TK 3335: 1.200.000

    - Khi nộp thuế:

    Nợ TK 3335: 1.200.000

    Có TK 1121: 1.200.000

    - Khi thu tiền thuế 5% của cá nhân cho vay:

    Nợ TK 111, TK 112: 1.200.000

    TK 138: 1.200.000

    #4. Một số câu hỏi liên quan đến tiền lãi cho vay

    Hỏi: Tiền lãi cho vay có chịu thuế TNCN không?

    Trả lời: Tiền lãi cho vay là khoản thu nhập chịu thuế TNCN (đây là khoản thu nhập từ đầu tư vốn).

    Hỏi: Tiền lãi cho vay có chịu thuế GTGT?

    Trả lời: Khoản tiền lãi cho vay thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

    Như vậy, trên đây Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL vừa chia sẻ xong nội dung bài viết. Nếu có câu hỏi hay vướng mắc gì các bạn vui lòng đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://es-glocal.com/hoi-dap/ hoặc để lại bình luận hoặc bên dưới bài viết toàn bộ các vấn đề về Tiền lãi cho vay. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!

    logo zalo

    Hỏi đáp Hạch toán thuế TNCN từ tiền lãi cho vay như thế nào

    menu
    024 66 66 33 69
    Top