1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán

15:21 16/01/2021 Tin Tức Es-glocal 0 bình luận

Hãng kiểm toán Es-Glocal (http://es-glocal.com) xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán theo Thông tư 133 và Thông tư 200. Các nội dung liên quan đến bài viết gồm Cách viết, cách kê khai hóa đơn chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán; Cách viết hóa đơn điều chỉnh tăng giảm,....

    Mình tóm tắt các nội dung chính của bài viết:

    Cách hạch toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán
    Cách hạch toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán

    #1. Khái niệm về chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán

    #1.1. Khái niệm

    Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 14 - Doanh thu và thu nhập khác, có thể hiểu chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán như sau:

    • Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
    • Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

    #1.2. Tài khoản theo dõi

    Có sự khác nhau về tài khoản theo dõi chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán giữa Thông tư 200 và Thông tư 133, cụ thể như sau:

    • Nếu Doanh nghiệp của bạn sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 thì hạch toán Khoản Chiết khấu thương mại vào TK 521 với hai tiểu khoản chi tiết:

    + Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng mua hàng với khối lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ.

    + Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung cấp kém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ

    • Nếu Doanh nghiệp của bạn sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 thì hạch toán Khoản Chiết khấu thương mại vào TK 511.

    #2. Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán

    Sau đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách hạch toán chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán chi tiết theo 3 trường hợp đối với Bên bán và Bên mua:

    Trường hợp 1: Nếu trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT

    - Bên bán: hạch toán chiết khấu thương mại Bên bán hàng:

    Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền trên hoá đơn

    Có TK 511: Tổng số tiền (chưa có Thuế)

    Có TK 3331: Thuế GTGT

    - Bên mua: hạch toán chiết khấu thương mại được hưởng:

    Nợ TK 156: Tổng số tiền (chưa có Thuế)

    Nợ TK 1331: Thuế GTGT

    Có TK 111, 112, 331: Số tiền trên hoá đơn

    - Trường hợp này thì khi hạch toán không phản ánh khoản chiết khấu thương mại.

    Vì số tiền Chiết khấu thương mại đã trừ trước khi viết hóa đơn (tức là trên hóa đơn là giá đã giảm rồi) nên các bạn hạch toán theo số tiền trên hóa đơn.

    Trường hợp 2: Nếu mua hàng nhiều lần được hưởng chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.

    Như vậy: Trên hoá đơn cuối cùng (hoặc kỳ sau) sẽ thể hiện khoản chiết khấu và được trừ trực tiếp luôn trên hoá đơn.

    Xem thêm: Hướng dẫn viết hoá đơn chiết khấu thương mại

    Ví dụ:

    Theo hợp đồng số 015/KTES giữa Cty A và Cty B thì: Nếu mua đủ 10 bộ thì sẽ được chiết khấu 10%, lần 1 bên B mua 3 bộ, lần 2 bên B mua 3 bộ, lần thứ 3 (cuối cùng) bên B mua 4 bộ, như vậy Cty B sẽ được chiết khấu 10%.

    Và số tiền đó được trừ luôn trên hoá đơn lần thứ 3 này:

    STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
    (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)x(5)
    01 Điều hoà Sam sung bộ 4 10.000.000 40.000.000
    (Chiết khấu thương mại 10% theo hợp đồng số 015/KTES ngày 2/12/2016) 10.000.000
    Cộng tiền hàng: 30.000.000
    Thuế suất GTGT: 10 %, Tiền thuế GTGT: 3.000.000

    Tổng cộng tiền thanh toán 33.000.000

    Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi ba triệu đồng.

    Bên bán: có 3 bút toán:

    • Phản ánh số tiền chiết khấu thương mại:

    Nợ TK 521: Số tiền Chiết khấu thương mại:10.000.000 (Nếu theo TT 133 thì hạch toán vào Nợ 511)

    Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT được điều chỉnh giảm: 1.000.000

    TK 131, 111, 112 : 11.000.000

    • Phản ánh doanh thu:

    Nợ TK 131: Tổng số tiền chưa chiết khấu: 44.000.000

    Có TK 511: Tổng số tiền chưa chiết khấu: 40.000.000

    Có TK 3331: Thuế GTGT: 4.000.000

    • Khi thu được tiền theo hoá đơn chiết khấu:

    Nợ TK: 111, 112: Số tiền đã trừ khoản chiết khấu: 33.000.000

    Có TK 131: Số tiền đã trừ khoản chiết khấu: 33.000.000.

    Bên mua: 1 bút toán - chỉ cần hạch toán theo số tiền đã giảm trên hóa đơn nhận được.

    Nợ TK 156: Giá trên hoá đơn: 30.000.000

    Nợ TK 1331: Thuế GTGT: 3.000.000

    Có TK 111, 112, 331: Số tiền đã trừ khoản chiết khấu: 33.000.000

    Trường hợp 3: Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.

    Dựa vào hoá đơn điều chỉnh các bạn hạch toán như sau:

    Bên bán: Phản ánh số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ:

    Nợ TK 521: Số tiền Chiết khấu thương mại (Nếu theo TT 133 thì hạch toán vào Nợ 511)

    Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT được điều chỉnh giảm

    TK 131, 111, 112 ...

    Bên mua:

    Chú ý: Trường hợp điều chỉnh vào cuối kỳ thì Bên mua thì cần chú ý 3 trường hợp như sau nhé:

    • Nếu hàng chiết khấu thương mại đó còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho:

    Nợ TK 331, 111, 112...: Số tiền Chiết khấu thương mại

    Có TK 156: Giảm giá trị hàng tồn kho.

    Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

    • Nếu hàng đó đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán:

    Nợ TK 331, 111, 112...: Số tiền Chiết khấu thương mại

    Có TK 632: Giảm giá vốn.

    Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

    • Nếu hàng đó đã đưa vào sản xuất kinh doanh, quản lý ... thì ghi giảm chi phí tương ứng:

    Nợ TK 331, 111, 112....: Số tiền Chiết khấu thương mại

    Có TK 154, 642 ... : Giảm chi phí tương ứng.

    Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ

    + Nếu hàng đó đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản.

    Nợ TK 331, 111, 112....: Số tiền Chiết khấu thương mại

    Có TK 241: Giảm chi phí xây dựng cơ bản.

    Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

    Lưu ý: Nếu Doanh nghiệp bạn kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    • Hạch toán khoản chiết khấu thương mại:

    Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại (Nếu theo TT 133 thì hạch toán vào Nợ 511)

    TK 131 - Phải thu của khách hàng

    • Hạch toán doanh thu bán hàng:

    Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

    TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

    >>>Xem thêm hướng dẫn kê khai hóa đơn CKTM và GGHB tại đây nhé!

    Như vậy, trên đây Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL vừa chia sẻ cho các bạn cách hạch toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán theo quy định hiện hành. Nếu có câu hỏi hay vướng mắc gì trong quá trình thực hiện các bạn vui lòng đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://es-glocal.com/hoi-dap/ hoặc để lại bình luận hoặc bên dưới bài viết toàn bộ các vấn đề liên quan đến chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!

    logo zalo

    Hỏi đáp Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán

    menu
    024 66 66 33 69
    Top