1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Điểm mới Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về quy định về Hóa đơn, chứng từ

10:21 25/02/2021 Tin Tức Đặng Tiến Trung 0 bình luận

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ được Chính phủ ban hành ngày 19/10/2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2022. Nghị định có nhiều sự thay đổi về hóa đơn, chứng từ đòi hỏi kế toán phải cập nhật kịp thời và chính xác.


Hãng kiểm toán ES-GLOCAL xin chia sẽ nội dung chi tiết về điểm mới của Nghị định 123/2020/NĐ-CP để bạn thuận tiện theo dõi nhé

Mục lục

#1.MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2020/NĐ-CP ĐẾN NGÀY 22/02

#1.2. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử:

- Trước đây: Tại Điều 25, Điều 26 NĐ 119/2018/CP quy định: chỉ Tổng cục Thuế có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin về hóa đơn.

- Điểm mới: Tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định:

Cơ sở dữ liệu hóa đơn, chứng từ do cơ quan thuế quản lý được Tổng cục Thuế và Kho Bạc Nhà nước phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và bao gồm các thành phần nội dung: đăng ký sử dụng thông tin; thông báo hủy hóa đơn, chứng từ; thông tin về hóa đơn điện tử người bán có trách nhiệm gửi cho cơ quan thuế, thông tin về chứng từ gửi cơ quan thuế; thông tin khai thuế liên quan đến hóa đơn, chứng từ. Tổng cục Thuế có trách nhiệm xử lý thông tin, dữ liệu trước khi được tích hợp và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu quốc gia để đảm bảo tính hợp lý, thống nhất đồng thời có trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ.

(quy định tại Điều 41,42,43 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#1.2. Hình thức khai thác, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử:

- Trước đây: Tại Điều 27,28,29 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định: Tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh có thẩm quyền có nhu cầu tra cứu thông tin thì truy cập vào Cổng thông tin điện tử của TCT để tra cứu.

- Điểm mới: Hình thức khai thác, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử được phân thành 02 đối tượng như sau:

+ Đối tượng thứ 1: Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; các tổ chức, cá nhân là người mua hàng hóa, dịch vụ thì truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin hóa đơn điện tử theo các nội dung thông tin hóa đơn điện tử.

+ Đối tượng thứ 2: Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đã ký quy chế trao đổi thông tin hoặc ký hợp đồng phải đăng ký và được cấp quyền truy cập, kết nối, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử từ Tổng cục Thuế thì có trách nhiệm phân công đầu mối đăng ký sử dụng thông tin hóa đơn điện tử và thông báo cho Tổng cục Thuế bằng văn bản. Thông tin hóa đơn điện tử được cung cấp dưới dạng văn bản điện tử và dữ liệu điện tử được ký bằng chữ ký số của Tổng cục Thuế hoặc dưới dạng tin nhắn do Tổng cục Thuế cung cấp cho bên sử dụng thông tin là cơ quan quản lý nhà nước thông qua số điện thoại được công bố chính thức tại văn bản gửi Tổng cục Thuế.

(quy định tại Điều 47, Điều 48 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#2. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2020/NĐ-CP ĐẾN NGÀY 18/01

#2.1. Mở rộng đối tượng cung cấp thông tin hóa đơn, chứng từ điện tử

- Trước đây: Tại Khoản 1 Điều 27 NĐ 119/2018/CP quy định: Bên cung cấp thông tin là Tổng cục Thuế.

- Điểm mới: Tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định:

+ Tổng cục Thuế cung cấp thông tin đối với đề nghị của cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước cấp Trung ương;

+ Cục Thuế, Chi cục Thuế cung cấp thông tin đối với đề nghị của cơ quan, tổ chức quản lý đồng cấp.

(quy định tại Khoản 1 Điều 46 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#2.2. Mở rộng đối tượng sử dụng thông tin hóa đơn, chứng từ điện tử

- Trước đây: Tại Khoản 2 Điều 27 NĐ 119/2018/CP quy định: Bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử bao gồm:

+ Các cơ quan quản lý nhà nước, người có thẩm quyền có nhu cầu theo quy định của pháp luật;

+ Các tổ chức tín dụng;

+ Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;

+ Tổ chức, cá nhân là người mua hàng hóa, dịch vụ để thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào;

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.

- Điểm mới: Ngoài các đối tượng đã được quy định như trước đây thì tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định bổ sung thêm đối tượng sử dụng thông tin hóa đơn, chứng từ điện tử là các tổ chức sử dụng thông tin chứng từ điện tử để khấu trừ thuế TNCN. (quy định tại Khoản 2 Điều 46 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#3. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2020/NĐ-CP ĐẾN NGÀY 11/01

#3.1. Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập đến cơ quan thuế theo phương thức Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử

a) Sửa đổi một số quy định như sau:

a1. Trước đây: Trường hợp phát sinh số lượng hóa đơn lớn thì người bán lập nhiều bảng tổng hợp dữ liệu, trên mỗi bảng thể hiện số thứ tự của bảng tổng hợp trong kỳ tổng hợp dữ liệu.

- Điểm mới: Trường hợp phát sinh số lượng hóa đơn lớn thì bảng tổng hợp sẽ được tách theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế nhằm đảm bảo yêu cầu gửi nhận dữ liệu trên đường truyền.

a2. Trước đây: Trường hợp bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn đã gửi cơ quan thuế có sai sót thì người bán gửi thông tin điều chỉnh cho các thông tin đã kê khai trên bảng tổng hợp.

- Điểm mới: Đối với hóa đơn gửi theo bảng tổng hợp thì người bán gửi thông tin huỷ, điều chỉnh trực tiếp trên bảng tổng hợp của các kỳ tiếp theo mà không gửi thông báo hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA Nghị định này đến cơ quan thuế.

a3. Trước đây: Đối với trường hợp bán xăng dầu đến người tiêu dùng là cá nhân không kinh doanh thì người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán hàng cho người tiêu dùng là cá nhân không kinh doanh trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử.

- Điểm mới: Đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng thì người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử và chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử này ngay trong ngày.

b) Bổ sung quy định đối với trường hợp hóa đơn được lập cho tổng doanh thu của người mua là cá nhân không kinh doanh phát sinh trong ngày hoặc tháng theo bảng kê chi tiết

-Trước đây: không quy định

- Điểm mới: Các hóa đơn được lập cho tổng doanh thu của người mua là cá nhân không kinh doanh phát sinh trong ngày hoặc tháng theo bảng kê chi tiết thì người bán chỉ gửi dữ liệu hóa đơn điện tử (không kèm bảng kê chi tiết) đến cơ quan thuế.

(quy định tại điểm a1 Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#3.2. Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập đến cơ quan thuế theo phương thức gửi trực tiếp

- Trước đây: Tổng cục Thuế lựa chọn các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn số lượng lớn, có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu về định dạng chuẩn dữ liệu và quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này, có nhu cầu chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế để thông báo về việc kết nối kỹ thuật để chuyển dữ liệu hóa đơn.

- Điểm mới: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn số lượng lớn, có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu về định dạng chuẩn dữ liệu và quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này, có nhu cầu chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế gửi văn bản kèm theo tài liệu chứng minh điều kiện đáp ứng đến Tổng cục Thuế.(quy định tại điểm b1 Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#4. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2020/NĐ-CP ĐẾN NGÀY 04/01

#4.1. Xử lý sự cố đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

a/ Trường hợp người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng gặp sự cố dẫn đến không sử dụng được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

- Trước đây: Tại Thông tư số 68/2019/TT-BTC quy định như sau: Trong thời gian xử lý sự cố người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì đến cơ quan thuế để sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. \

- Điểm mới: Tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định: Trong thời gian chưa khắc phục được sự cố, cơ quan thuế có giải pháp bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in để sử dụng.

b/ Trường hợp Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế gặp lỗi kỹ thuật chưa tiếp nhận được dữ liệu hóa đơn điện tử không mã.

- Trước đây: không quy định.

- Điểm mới: Tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định như sau: Trong thời gian này tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử tạm thời chưa chuyển dữ liệu hóa đơn không có mã đến cơ quan thuế.

Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục Thuế có thông báo Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoạt động trở lại bình thường, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử chuyển dữ liệu hoá đơn đến cơ quan thuế. Việc gửi dữ liệu hóa đơn điện tử sau khi có thông báo Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gặp lỗi kỹ thuật không được xác định là hành vi chậm gửi dữ liệu hóa đơn điện tử.

(quy định tại Điều 20 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#4.2. Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử

- Trước đây: Tại Điểm a, Khoản 2 Điều 16 Thông tư 68/2018/TT-BTC quy định: Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử cùng thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường hợp sau: Cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực: bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không.

- Điểm mới: Tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định bổ sung thêm lĩnh vực chứng khoán cũng được thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu. (quy định tại Điểm a1, Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#5. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2020/NĐ-CP ĐẾN NGÀY 28/12

#5.1. Xử lý sai sót đối với hóa đơn điện tử đã lập

Theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót về: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng phải lập hóa đơn thay thế (Điều 11 Thông tư 68/2019/TT-BTC).

Điểm mới: Theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì trong trường hợp này người bán có thể lựa chọn một trong hai cách như sau:

+ Cách 1: Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.

+ Cách 2: Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.

( quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#5.2. Bổ sung quy định về hóa đơn đổi, hoàn chứng từ vận chuyển đối với ngành hàng không

Đây là nội dung mới so với Thông tư số 32/2011/TT-BTC và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP.

Theo đó: Đối với ngành hàng không thì hóa đơn đổi, hoàn chứng từ vận chuyển hàng không được coi là hóa đơn điều chỉnh mà không cần có thông tin “Điều chỉnh tăng/giảm cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... ngày... tháng... năm”. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không được phép xuất hóa đơn của mình cho các trường hợp hoàn, đổi chứng từ vận chuyển do đại lý xuất.(quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#6. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2020/NĐ-CP ĐẾN NGÀY 21/12

#6.1. Về chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử ra giấy:

- Tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC quy định: Hóa đơn điện tử được chuyển đổi sang hóa đơn giấy để phục vụ:

+ Chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần

+ Để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế tóan theo quy định của Luật Kế tóan

- Tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định tương tự như quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP. Cụ thể:

+ Không giới hạn số lần chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử ra giấy;

+ Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử và chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.

+ Chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền.

- Điểm mới: Bổ sung quy định về việc chuyển đổi hóa đơn, chứng từ điện tử ra giấy theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó:

Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy khi có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra. ( quy định tại Điều 7 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#6.2. Hoá đơn điện tử được lập kèm bảng kê cho một số hàng hóa, dịch vụ đặc thù

Đây là nội dung hoàn toàn mới so với Thông tư số 32/2011/TT-BTC và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP.

Hóa đơn điện tử hiện nay được hướng dẫn theo Thông tư 32/2011/TT-BTC thì không được lập kèm bảng kê do hoá đơn điện tử bản chất là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử, số dòng có thể tăng lên tuỳ theo số lượng hàng hoá, sản phẩm có trên hoá đơn.

Tuy nhiên, theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì đối với các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù như điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đối với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh, được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn; bảng kê được lưu giữ cùng hóa đơn để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp các hàng hóa, dịch vụ sử dụng bảng kê để liệt kê các hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá.

(quy định tại điểm a Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#7. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2020/NĐ-CP ĐẾN NGÀY 11/01

#7.1. Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập đến cơ quan thuế theo phương thức Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử

a) Sửa đổi một số quy định như sau:

a1. Trước đây: Trường hợp phát sinh số lượng hóa đơn lớn thì người bán lập nhiều bảng tổng hợp dữ liệu, trên mỗi bảng thể hiện số thứ tự của bảng tổng hợp trong kỳ tổng hợp dữ liệu.

- Điểm mới: Trường hợp phát sinh số lượng hóa đơn lớn thì bảng tổng hợp sẽ được tách theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế nhằm đảm bảo yêu cầu gửi nhận dữ liệu trên đường truyền.

a2. Trước đây: Trường hợp bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn đã gửi cơ quan thuế có sai sót thì người bán gửi thông tin điều chỉnh cho các thông tin đã kê khai trên bảng tổng hợp.

- Điểm mới: Đối với hóa đơn gửi theo bảng tổng hợp thì người bán gửi thông tin huỷ, điều chỉnh trực tiếp trên bảng tổng hợp của các kỳ tiếp theo mà không gửi thông báo hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA Nghị định này đến cơ quan thuế.

a3. Trước đây: Đối với trường hợp bán xăng dầu đến người tiêu dùng là cá nhân không kinh doanh thì người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán hàng cho người tiêu dùng là cá nhân không kinh doanh trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử.

- Điểm mới: Đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng thì người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử và chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử này ngay trong ngày.

b) Bổ sung quy định đối với trường hợp hóa đơn được lập cho tổng doanh thu của người mua là cá nhân không kinh doanh phát sinh trong ngày hoặc tháng theo bảng kê chi tiết

-Trước đây: không quy định

- Điểm mới: Các hóa đơn được lập cho tổng doanh thu của người mua là cá nhân không kinh doanh phát sinh trong ngày hoặc tháng theo bảng kê chi tiết thì người bán chỉ gửi dữ liệu hóa đơn điện tử (không kèm bảng kê chi tiết) đến cơ quan thuế.(quy định tại điểm a1 Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#7.2. Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập đến cơ quan thuế theo phương thức gửi trực tiếp

- Trước đây: Tổng cục Thuế lựa chọn các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn số lượng lớn, có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu về định dạng chuẩn dữ liệu và quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này, có nhu cầu chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế để thông báo về việc kết nối kỹ thuật để chuyển dữ liệu hóa đơn.

- Điểm mới: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn số lượng lớn, có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu về định dạng chuẩn dữ liệu và quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này, có nhu cầu chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế gửi văn bản kèm theo tài liệu chứng minh điều kiện đáp ứng đến Tổng cục Thuế. (quy định tại điểm b1 Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#8. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2020/NĐ-CP ĐẾN NGÀY 04/01

#8.1. Xử lý sự cố đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

a. Trường hợp người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng gặp sự cố dẫn đến không sử dụng được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

- Quy định mới: Tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định: Trong thời gian chưa khắc phục được sự cố, cơ quan thuế có giải pháp bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in để sử dụng.

- Trước đây: Tại Thông tư số 68/2019/TT-BTC quy định như sau: Trong thời gian xử lý sự cố người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì đến cơ quan thuế để sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

b. Trường hợp Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế gặp lỗi kỹ thuật chưa tiếp nhận được dữ liệu hóa đơn điện tử không mã.

- Quy định mới: Tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định như sau: Trong thời gian này tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử tạm thời chưa chuyển dữ liệu hóa đơn không có mã đến cơ quan thuế.

Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục Thuế có thông báo Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoạt động trở lại bình thường, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử chuyển dữ liệu hoá đơn đến cơ quan thuế. Việc gửi dữ liệu hóa đơn điện tử sau khi có thông báo Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gặp lỗi kỹ thuật không được xác định là hành vi chậm gửi dữ liệu hóa đơn điện tử. (quy định tại Điều 20 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

- Trước đây: không quy định.

#8.2. Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử

- Điểm mới: Tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định bổ sung thêm lĩnh vực chứng khoán cũng được thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu. (quy định tại Điểm a1, Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

- Trước đây: Tại Điểm a, Khoản 2 Điều 16 Thông tư 68/2018/TT-BTC quy định: Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử cùng thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường hợp sau: Cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực: bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không.

#9. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2020/NĐ-CP ĐẾN NGÀY 28/12

#9.1. Xử lý sai sót đối với hóa đơn điện tử đã lập

- Hóa đơn điện tử hiện nay nếu phát hiện sai sót thì xử lý theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 32/2011/TT-BTC. Cụ thể:

+ Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua.

+ Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh sai sót.

- Theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì quy định về xử lý sai sót đối với hóa đơn điện tử đã lập về cơ bản tương tự như quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và Thông tư số 68/2019/TT-CP).

Điểm mới: Theo quy định tại Thông tư 68/2019/TT-BTC trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót về: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng phải lập hóa đơn thay thế (Điều 11 Thông tư 68) Tuy nhiên, theo Nghị định số 123 thì trường hợp này người bán có thể lựa chọn một trong hai cách như sau:

+ Cách 1: Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.

+ Cách 2: Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”. (quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#9.2. Bổ sung quy định về hóa đơn đổi, hoàn chứng từ vận chuyển đối với ngành hàng không

Đây là nội dung mới so với Thông tư số 32/2011/TT-BTC và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP. Theo đó: Đối với ngành hàng không thì hóa đơn đổi, hoàn chứng từ vận chuyển hàng không được coi là hóa đơn điều chỉnh mà không cần có thông tin “Điều chỉnh tăng/giảm cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... ngày... tháng... năm”. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không được phép xuất hóa đơn của mình cho các trường hợp hoàn, đổi chứng từ vận chuyển do đại lý xuất.(quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#10. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2020/NĐ-CP ĐẾN NGÀY 21/12

#10.1. Về chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử ra giấy:

- Tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC quy định: Hóa đơn điện tử được chuyển đổi sang hóa đơn giấy để phục vụ:

+ Chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần+ Để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế tóan theo quy định của Luật Kế tóan

- Tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định tương tự như quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP. Cụ thể:

+ Không giới hạn số lần chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử ra giấy;

+ Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử và chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.

+ Chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền.

- Điểm mới: Bổ sung quy định về việc chuyển đổi hóa đơn, chứng từ điện tử ra giấy theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó:

Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy khi có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra. (quy định tại Điều 7 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#10.2. Hoá đơn điện tử được lập kèm bảng kê cho một số hàng hóa, dịch vụ đặc thù

Đây là nội dung hoàn toàn mới so với Thông tư số 32/2011/TT-BTC và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP.

Hóa đơn điện tử hiện nay được hướng dẫn theo Thông tư 32/2011/TT-BTC thì không được lập kèm bảng kê do hoá đơn điện tử bản chất là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử, số dòng có thể tăng lên tuỳ theo số lượng hàng hoá, sản phẩm có trên hoá đơn.

Tuy nhiên, theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì đối với các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù như điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đối với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh, được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn; bảng kê được lưu giữ cùng hóa đơn để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp các hàng hóa, dịch vụ sử dụng bảng kê để liệt kê các hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá.(quy định tại điểm a Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#11. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2020/NĐ-CP ĐẾN NGÀY 21/12

#11.1. Về chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử ra giấy:

- Tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC quy định: Hóa đơn điện tử được chuyển đổi sang hóa đơn giấy để phục vụ:

+ Chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần

+ Để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế tóan theo quy định của Luật Kế tóan

- Tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định tương tự như quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP. Cụ thể:

+ Không giới hạn số lần chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử ra giấy;

+ Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử và chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.

+ Chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền.

- Điểm mới: Bổ sung quy định về việc chuyển đổi hóa đơn, chứng từ điện tử ra giấy theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó:

Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy khi có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra.( quy định tại Điều 7 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#11.2. Hoá đơn điện tử được lập kèm bảng kê cho một số hàng hóa, dịch vụ đặc thù

Đây là nội dung hoàn toàn mới so với Thông tư số 32/2011/TT-BTC và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP.

Hóa đơn điện tử hiện nay được hướng dẫn theo Thông tư 32/2011/TT-BTC thì không được lập kèm bảng kê do hoá đơn điện tử bản chất là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử, số dòng có thể tăng lên tuỳ theo số lượng hàng hoá, sản phẩm có trên hoá đơn.

Tuy nhiên, theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì đối với các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù như điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đối với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh, được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn; bảng kê được lưu giữ cùng hóa đơn để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp các hàng hóa, dịch vụ sử dụng bảng kê để liệt kê các hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá. (quy định tại điểm a Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#12. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2020/NĐ-CP ĐẾN NGÀY 14/12)

(Công văn số 4868/TCT-CS ngày 16/11/2020 của Tổng cục Thuế về một số điểm mới tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ)

Sửa đổi, bổ sung quy định về các hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp và không hợp pháp hóa đơn, chứng từ

Tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP sửa đổi thuật ngữ “hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp” thành “hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp” và “ hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn” thành “hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ”.

1. Về hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp:

- Tương tự như quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC, sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn, chứng từ giả; sử dụng hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng bao gồm:

+ Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

+ Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;

+ Hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký ;

+ Hóa đơn, chứng từ mua hàng hoá, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hoá đơn, chứng từ không hợp pháp.

- Tuy nhiên, tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có bổ sung thêm hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp sau đây:

+ Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. 2. Về hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ:

- So với quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC thì tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP không thay đổi về quy định các hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ, bao gồm:

+ Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định;

+ Hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;

+ Hóa đơn, chứng từ khống;

+ Hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả; sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;

+ Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; + Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn);

+ Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.(Khoản 9 Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

#13. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2020/NĐ-CP ĐẾN NGÀY 07/12

(Công văn số 4868/TCT-CS ngày 16/11/2020 của Tổng cục Thuế về một số điểm mới tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ)

#13.1. Về đối tượng áp dụng

Ngoài các đối tượng đã được quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP là:- Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

- Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.

- Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.

- Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.

Tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP mở rộng thêm các đối tượng sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

- Tổ chức thu thuế, phí, lệ phí;

- Tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

- Tổ chức in hóa đơn, biên lai, cung cấp phần mềm in biên lai.

#13.2. Về loại hóa đơn, chứng từ

Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định thêm: 2 loại hóa đơn điện tử mới, hóa đơn giấy do cơ quan thuế đặt in và quy định về chứng từ. Cụ thể như sau:

- Về hóa đơn: Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định thêm 2 loại hóa đơn điện tử mới đó là: hóa đơn điện tử bán tài sản công và hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia và bổ sung quy định về hóa đơn giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế.

- Về chứng từ: Nghị định số 123/2020/NĐ-CP bổ sung quy định về chứng từ bao gồm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in.

#13.3. Về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ

Điều 5 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định một số hành vi bị cấm được quy định cụ thể đối với 02 đối tượng là công chức thuế và tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ và và các cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan, cụ thể:

- Cấm công chức thuế có hành vi bao che, thông đồng để tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; cấm gây phiên hà, khó khăn với tổ chức, cá nhân khi đến mua hóa đơn và chứng từ.

- Cấm những hành vi gian dối trong sử dụng hóa đơn trái phép, cản trở công chức thuế thi hành công vụ; truy cập trái phép làm sai lệch và phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ; hối lộ hoặc có các hành vi liên quan đến hóa đơn nhằm thu lợi bất chính với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ và và các cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

#14. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2020/NĐ-CP ĐẾN NGÀY 30/11

(Công văn số 4868/TCT-CS ngày 16/11/2020 của Tổng cục Thuế về một số điểm mới tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ)

Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ được Chính phủ ban hành ngày 19/10/2020, có hiệu lực từ ngày 01/07/2022. Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có nhiều quy định thay đổi về hóa đơn, chứng từ mới so với quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

(1) Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/07/2022 và khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01/7/2022.

(2) Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và Nghị định số 119/2018/NĐ-CP tiếp tục có hiệu lực thi hành đến hết ngày 30/6/2022.

(3) Bãi bỏ Khoản 2 và Khoản 4 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc triển khai áp dụng HĐĐT từ ngày 01/11/2020, bãi bỏ Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế.

(4) Hóa đơn bán tài sản công (hóa đơn giấy do Bộ Tài chính đặt in) tiếp tục thực hiện Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 quy định chi tiết về một số điều của Luật Quản lý sử dụng tài sản công khi xử lý tài sản công.

(5) Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia khi bán hàng dự trữ quốc gia (hóa đơn bằng giấy) tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012.

(6) Hóa đơn GTGT kiêm tờ khai hoàn thuế vẫn tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh; Thông tư số 92/2019/TT-BTC ngày 31/12/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh.

(7) Các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước tiếp tục sử dụng theo quy định tại Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính.

(8) Từ ngày 19/10/2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh vẫn tiếp tục thông báo phát hành và sử dụng hóa đơn đặt in, tự in, hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, hóa đơn điện tử không có mã xác thực của cơ quan thuế hoặc hóa đơn mua của cơ quan thuế đến hết ngày 30/6/2022 và việc quản lý, sử dụng các loại hóa đơn này tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính ban hành sau đây vẫn có hiệu lực thi hành:

- Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

- Thông tư số 191/2010/TT-BTC ngày 01/12/2010 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải;

- Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính);

- Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, Quyết định số 526/QĐ-BTC ngày 16/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.

- Quyết định số 2660/QĐ-BTC ngày 14/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc gia hạn thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/6/2015;

- Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27/4/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính).

Trường hợp từ ngày Nghị định số 123/2020/NĐ-CP được ban hành (ngày 19/10/2020) đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, nếu cơ quan thuế (Tổng cục Thuế) thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP hoặc Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018, nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Cơ quan thuế xây dựng dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn.

#15. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2020/NĐ-CP NGÀY 23/11

Công văn số 4868/TCT-CS ngày 16/11/2020 của Tổng cục Thuế về một số điểm mới tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ.

Thông tư số 88/2020/TT-BTC ngày 30/10/2020 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 26 Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính Phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Phòng TTHT xin gửi tới các Phòng, các Chi cục Thuế nội dung công văn số 4868/TCT-CS và Thông tư số 88/2020/TT-BTC nêu trên để các Phòng, các Chi cục Thuế nghiên cứu, nắm bắt và áp dụng thực hiện.

Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Tổng cục Thuế, Phòng TTHT sẽ hệ thống và chi tiết đến các cán bộ, công chức vào các kỳ tiếp theo.

#16. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2020/NĐ-CP NGÀY 16/11

Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2022.

Một số nội dung nổi bật tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

#16.1. Bổ sung quy định về hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ

- Đối với công chức thuế như sau:

+ Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;

+ Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;

+ Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.- Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan như sau:

+ Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;

+ Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;

+ Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;

+ Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

#16.2. Về thời điểm khai thuế trong trường hợp thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn:

Nội dung này được sửa đổi hoàn toàn so với quy định tại Nghị định số 119/2019/NĐ-CP và phù hợp với thực tế sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó, trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.(Khoản 9 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)

Tuy nhiên, Nghị định 123 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2022 do vậy để kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho NNT, khuyến khích NNT sử dụng hóa đơn điện tử, Cục thuế TP Hà Nội đã báo cáo Tổng cục Thuế và hướng dẫn NNT như sau: Hóa đơn điện tử phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung bắt buộc (bao gồm cả chữ ký điện tử của người bán) theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC thì được xác định là hóa đơn hợp pháp. Trường hợp ngày ký hóa đơn thực hiện sau ngày lập hóa đơn điện tử thì căn cứ vào ngày lập hóa đơn điện tử để xác định nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và hạch toán theo quy định.

#16.3. Bổ sung trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung so với Nghị định 119/2018/NĐ-CP

Tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có bổ sung quy định các trường hợp hoạt động xây dựng, lắp đặt, sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp quốc phòng an ninh phục vụ hoạt động quốc phòng an ninh theo quy định của Chính phủ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có:

+ Đơn vị tính;

+ Số lượng;

+ Đơn giá;

+ Phần tên hàng hóa, dịch vụ ghi cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng ký kết giữa các bên.

#16.4. Bổ sung quy định về trình tự cơ quan thuế thực hiện ngừng sử dụng hóa đơn điện tử:

- Cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi thông báo đến người nộp thuế thuộc các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã, không mã của cơ quan thuế, đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến việc sử dụng hóa đơn điện tử.

- Người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo.

+ Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu đầy đủ và chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử.

+ Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo yêu cầu người nộp thuế bổ sung thông tin, tài liệu. Thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo.

- Hết thời hạn theo thông báo mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu thì cơ quan thuế ra thông báo đề nghị người nộp thuế ngừng sử dụng hóa đơn điện tử.(Khoản 2 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)

#17. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH 123/2020/NĐ-CP NGÀY 09/11.

Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2022.

Một số nội dung nổi bật tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

#17.1. Bãi bỏ quy định 'bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/11/2020' tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Nghị định 123/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01/7/2022.

Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30/6/2022. (Điều 59 Nghị định 123/2020/NĐ-CP).

#17.2. Trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in:

Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đặt in hóa đơn để bán cho các đối tượng sau:

(1) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh sau đây trong trường hợp không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế:

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn (thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có).- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo quy định.

Lưu ý: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng, đồng thời cơ quan thuế có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử. Khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế (nếu đủ điều kiện) theo quy định.

(2) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trong thời gian hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cấp mã hóa đơn của cơ quan thuế gặp sự cố theo quy định.(Điều 22 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)

#17.3. Về việc sử dụng hóa đơn đã phát hành

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, đã mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày 19/10/2020 thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đang sử dụng kể từ ngày 19/10/2020 đến hết ngày 30/6/2022 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014.

Trường hợp từ ngày 19/10/2020 đến ngày 30/6/2022, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020 hoặc Nghị định 119/2016/NĐ-CP ngày 12/9/2018, nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020 cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Cơ quan thuế xây dựng dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn. (Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)

#17.4. Về việc sử dụng hóa đơn đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập

Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 19/10/2020 đến ngày 30/6/2022, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế.Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại các Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020 cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Cơ quan thuế xây dựng dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn. (Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)

logo zalo

Hỏi đáp Điểm mới Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về quy định về Hóa đơn, chứng từ

menu
024 66 66 33 69
Top