1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Xử lý chi phí không có hóa đơn GTGT đầu vào

15:34 08/01/2021 Tin Tức Đặng Tiến Trung 0 bình luận

Xử lý chi phí không có hóa đơn GTGT đầu vào gồm trường hợp nào? Làm thế nào để hợp lý hóa khoản chi phí của Công ty mà không có hóa đơn GTGT. Hãng Kiểm toán Es-Glocal (https://es-glocal.com/) xin được chia sẻ với quý bạn đọc thông qua bài viết dưới đây.

    I/ Trường hợp DN mua hàng hóa dịch vụ... mức doanh thu nhỏ hơn 100 triệu

    - Mua hàng hóa của người dân tự sản xuất, đánh bắt, khai thác...

    - Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân KHÔNG kinh doanh.

    - Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ, Cá nhân KINH DOANH có mức doanh thu < 100 triệu /năm

    => Cách xử lý để đưa vào chi phí hợp lý, DN cần chuẩn bị:

    - Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ.
    - Chứng từ thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản đều được (Vì không có hóa đơn).
    - Biên bản bàn giao hàng hóa.
    - Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn mẫu 01/TNDN (ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC).

    Ví dụ 1:

    - DN bạn đi mua hàng nông sản, thủy sản của Người dân tự sản xuất, đánh bắt-> Không phân biệt doanh thu trên hay dưới 100 triệu/năm.

    => Các bạn chỉ cần làm 1 bộ hồ như trên là được đưa vào chi phí.

    Ví dụ 2:

    - DN bạn đi mua xe ô tô đã sử dụng của cá nhân: Thuộc trường hợp mua tài sản của cá nhân không kinh doanh

    - Vì cá nhân bán tài sản đã qua sử dụng (không kinh doanh) thì không phải khai, nộp thuế, nên cơ quan thuế không cấp hóa đơn (Không có hóa đơn).

    -> DN cần phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ như trên: Hợp đồng mua bán, biên bản bàn giao, chứng từ thanh toán, Bảng kê 01/TNDN.

    Quan trọng nhất: Là DN phải làm thủ tục sang tên đổi chủ

    - Sau khi đã nộp thuế trước bạ và Ô tô mang tên DN thì DN được trích khấu hao bình thường.

    Ví dụ 3:

    - DN bạn đi mua văn phòng phẩm của hộ cá nhân kinh doanh:

    - Nếu: Thuộc trường hợp mua hàng hóa của hộ cá nhân kinh doanh có mức doanh thu < 100tr/năm:

    -> Thì các bạn cần chuẩn bị hồ sơ như trên: Hợp đồng, chứng từ thanh toán, biên bản bàn giao hàng hóa, Bảng kê 01/TNDN.

    - Nếu hộ cá nhân kinh doanh đó có mức doanh thu từ 100 triệu/năm trở lên:

    -> Thì yêu cầu hộ, cá nhân kinh doanh đó lên Chi cục thuế để mua hóa đơn bán lẻ cấp cho DN (Chi tiết xem phần II bên dưới nhé)

    II/ Trường hợp DN mua hàng hóa dịch vụ... mức doanh thu lớn hơn 100 triệu

    - Cá nhân, hộ KINH DOANH có mức doanh thu từ 100 triệu /năm trở lên:

    -> Thì yêu cầu Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh đó phải liên hệ với Chi cục thuế nơi cư trú để kê khai, nộp thuế môn bài, thuế GTGT, TNCN -> Và Cơ quan thuế sẽ cấp hóa đơn bán hàng để Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh giao cho DN.

    => Cách xử lý để đưa vào chi phí hợp lý, DN cần chuẩn bị:

    - Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ ...

    - Chứng từ thanh toán (Nếu trên 20tr phải chuyển khoản, vì có hóa đơn)

    - Hóa đơn bán hàng (Mua của chi cục thuế)

    - Biên bản bàn giao hàng hóa, dịch vụ, ....

    Ví dụ 4: Cùng theo Ví dụ 3 bên trên:

    - DN bạn đi mua văn phòng phẩm của hộ, cá nhân kinh doanh mà có Doanh thu từ 100tr/năm trở lên:

    -> Thì phải có hóa đơn bán hàng (+) 1 bộ hồ sơ như trên để được đưa vào chi phí.

    III/ Trường hợp DN thuê cá nhân làm dịch vụ (Hợp đồng thời vụ, giao khoán)

    Như: Thuê cá nhân, tổ đội xây dựng, thuê tổ đội lắp đặt, thuê cá nhân vận chuyển ...

    Ví dụ: Chi phí thuê lao động ngoài lắp đặt kèm vật tư để thực hiện dịch vụ thì:

    1, Nếu Công ty ký Hợp đồng dịch vụ giao khoán lắp đặt kèm vật tư với hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

    -> Thì Công ty đề nghị cá nhân liên hệ với Chi cục Thuế nơi cư trú để xem xét hướng dẫn lập hóa đơn lẻ giao cho Công ty và kê khai nộp thuế.

    2, Nếu hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thuộc trường hợp không được bán hóa đơn:

    -> Thì để hạch toán chi phí tính thuế TNDN, Công ty thực hiện lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo quy định bên trên.

    3, Nếu Công ty ký hợp đồng với các cá nhân không kinh doanh để thi công lắp đặt

    -> Thì với mỗi lần chi trả từ 2 triệu đồng trở lên, Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN với thuế suất 10% trên thu nhập trước khi trả tiền thù lao cho cá nhân trả.

    - Cục Thuế không cấp hóa đơn lẻ cho trường hợp này.

    - Trường hợp Công ty ký hợp đồng kinh tế về việc thuê thiết kế cơ khí với một nhóm cá nhân, trong đó ông X là đại diện cho nhóm đứng tên ký hợp đồng, ông X là cá nhân không kinh doanh thì với mỗi lần chi trả tiền công, tiền thù lao từ 02 triệu đồng trở lên, Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN với thuế suất 10% trên thu nhập trước khi chi trả tiền thù lao cho cá nhân. Cơ quan thuế không cấp hóa đơn lẻ cho trường hợp này.

    (Theo Công văn 15335/CT-TTHT ngày 05/04/2019 của Cục thuế TP Hà Nội)

    IV/ Trường hợp DN thuê nhà của cá nhân, thuê xe ô tô của cá nhân

    Theo khoản 2.5 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC

    - Nếu DN thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.

    - Nếu DN thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.

    - Nếu DN thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.

    Theo Công văn 15335/CT-TTHT ngày 05/04/2019 của Cục thuế TP Hà Nội:

    - Trường hợp Công ty thuê tài sản (xe ô tô) của ông Y là cá nhân không kinh doanh với số tiền trên 100 triệu đồng/ năm mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế GTGT, thuế TNCN) và Công ty nộp thuế thay cho cá nhân thì được tính vào chi phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.

    -> Công ty liên hệ với Chi cục Thuế nơi cá nhân có tài sản cho thuê để kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân cho thuê tài sản theo quy định.

    Công ty căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản để xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN theo quy định tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC nêu trên.

    Như vậy:

    1. Nếu trên hợp đồng thể hiện là bên DN chịu thuế thay:

    - Nếu mức thuê < 100tr/năm thì DN cần chuẩn bị:

    Hợp đồng thuê nhà, chứng từ thanh toán

    - Nếu mức thuê từ 100tr trở lên thì Dn cần chuẩn bị:

    Hợp đồng thuê nhà, chứng từ thanh toán, Chứng từ kê khai và nộp thuế thay chủ nha

    2. Nếu trên hợp đồng thể hiện là Cá nhân chịu thuế.

    - Dù là trên hay dưới 100tr thì Dn chỉ cần chuẩn bị: Hợp đồng thuê nhà, chứng từ thanh toán.

    Trên đây là bài chia sẻ về Xử lý chi phí không có hóa đơn GTGT đầu vào. Hãng Kiểm toán Es-Glocal xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý bạn đọc đã ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian vừa qua.

    http://es-glocal.com/xu-ly-chi-phi-khong-co-hoa-don-gtgt-dau-vao.html

    Kính mời quý bạn đọc theo dõi các bài viết bổ ích khác của chúng tôi.

    logo zalo

    Hỏi đáp Xử lý chi phí không có hóa đơn GTGT đầu vào

    menu
    024 66 66 33 69
    Top