1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Việc trích khấu hao TSCĐ có quy định khung thời gian không?

09:46 24/08/2021 Tin Tức Đặng Tiến Trung 0 bình luận

Việc trích khấu hao TSCĐ tùy thuộc vào khả năng sản xuất từng loại TSCĐ và quy định của DN. Tuy nhiên, liệu có quy định nào cho thời gian trích khấu hao không? Sau đây, Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL xin trân trọng chia sẻ tới bạn đọc bài viết về khung khấu hao tài sản cố định.

Việc trích khấu hao TSCĐ có quy định khung thời gian không?

Dưới đây là nội dung chi tiết của bài viết, mời các bạn đón đọc!

#1. Khấu hao tài sản cố định là gì?

Khấu hao tài sản cố định là việc định giá, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản cố định, khi giá trị của tài sản đó bị giảm dần bởi sự hao mòn tự nhiên hoặc do sự tiến bộ về công nghệ sau khoảng thời gian sử dụng.

Khấu hao tài sản cố định được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình doanh nghiệp sử dụng tài sản đó.

Đầu tiên, để tính khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp cần xác định hai vấn đề sau:

- Tài sản cố định đã sử dụng hay mua mới;

- Thời gian để tính khấu hao tài sản cố định (thời điểm chính thức đưa tài sản cố định vào quá trình sản xuất).

Đối với thời gian tính khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp có thể chủ động quyết định nhưng phải dựa trên khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài chính. Đồng thời, thông báo với cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp về tình trạng và thời gian tính khấu hao tài sản cố định.

#2. Khung khấu hao tài sản cố định

Theo điều 14 Thông tư 45/2013-TT/BTC quy định:

KHUNG THỜI GIAN TRÍCH KHẤU HAO CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH:

Danh mục các nhóm tài sản cố định Thời gian trích khấu hao tối thiểu (năm) Thời gian trích khấu hao tối đa (năm)

A - Máy móc, thiết bị động lực

1. Máy phát động lực 8 15
2. Máy phát điện, thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, hỗn hợp khí. 7 20
3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện 7 15
4. Máy móc, thiết bị động lực khác 6 15
B - Máy móc, thiết bị công tác
1. Máy công cụ 7 15
2. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng 5 15
3. Máy kéo 6 15
4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp 6 15
5. Máy bơm nước và xăng dầu 6 15
6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại 7 15
7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất 6 15
8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh 10 20
9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác 5 15
10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm 7 15
11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt 10 15
12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc 5 10
13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy 5 15
14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm 7 15
15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế 6 15
16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình 3 15
17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm 6 10
18. Máy móc, thiết bị công tác khác 5 12
19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hoá dầu 10 20
20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí. 7 10
21. Máy móc thiết bị xây dựng 8 15
22. Cần cẩu 10 20
C - Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm
1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học 5 10
2. Thiết bị quang học và quang phổ 6 10
3. Thiết bị điện và điện tử 5 10
4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá 6 10
5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ 6 10
6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt 5 10
7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác 6 10
8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc 2 5
D - Thiết bị và phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải đường bộ 6 10
2. Phương tiện vận tải đường sắt 7 15
3. Phương tiện vận tải đường thuỷ 7 15
4. Phương tiện vận tải đường không 8 20
5. Thiết bị vận chuyển đường ống 10 30
6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng 6 10
7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác 6 10
E - Dụng cụ quản lý
1. Thiết bị tính toán, đo lường 5 8
2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý 3 8
3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác 5 10
G - Nhà cửa, vật kiến trúc
1. Nhà cửa loại kiên cố. 25 50
2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe... 6 25
3. Nhà cửa khác. 6 25
4. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân bay; bãi đỗ, sân phơi... 5 20
5. Kè, đập, cống, kênh, mương máng. 6 30
6. Bến cảng, ụ triền đà... 10 40
7. Các vật kiến trúc khác 5 10
H - Súc vật, vườn cây lâu năm
1. Các loại súc vật 4 15
2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm. 6 40
3. Thảm cỏ, thảm cây xanh. 2 8
I - Các loại tài sản cố định hữu hình khác chưa quy định trong các nhóm trên. 4 25
K - Tài sản cố định vô hình khác. 2 20

#3. Một số câu hỏi thường gặp

Hỏi: Điều kiện ghi nhận tài sản cố định hữu hình và vô hình?

Trả lời: Bạn có thể tham khảo bài viết về Điều kiện ghi nhận tài sản cố định hữu hình và vô hình tại đây nhé.

Hỏi: Sự khác nhau giữa Tài sản cố định và Công cụ dụng cụ?

Trả lời: Mời các bạn đón đọc bài viết về Sự khác nhau giữa Tài sản cố định và Công cụ dụng cụ mới nhất tại đây nhé.

Hỏi: Có những phương pháp trích khấu hao nào?

Trả lời: Các phương pháp trích khấu hao được ES-GLOCAL giới thiệu qua bài viết Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.

Hỏi: Tài sản cố định nhận biếu, tặng có phải trích khấu hao không?

Trả lời: Mời các bạn theo dõi bài viết về Tài sản cố định nhận biếu, tặng tại đây nhé.

Trên đây, Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL vừa chia sẻ tới các bạn về khung khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp. Nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ các bạn để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://es-glocal.com/hoi-dap/. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn thành công!

logo zalo

Hỏi đáp Việc trích khấu hao TSCĐ có quy định khung thời gian không?

menu
024 66 66 33 69
Top