1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Tiền thuê nhà cho nhân viên cần LƯU Ý gì

14:52 08/01/2021 Tin Tức Nguyễn Đình Viên 0 bình luận

Tiền thuê nhà cho nhân viên cần bộ hồ sơ đầy đủ gì? Khi nào bên cho thuê có nghĩa vụ đóng thuế thì doanh nghiệp với được tính chi phí được trừ của khoản tiền cho thuê nhà? Tiền cho thuê nhà có phải đóng thuế TNCN hay bảo hiểm xã hội không?... Tất cả mọi lưu ý quan trọng của tiền thuê nhà sẽ được ES-GLOCAL tổng hợp lại và trình bày qua nội dung bài viết dưới đây.

    Tiền thuê nhà cho nhân viên cần lưu ý những gì
    Tiền thuê nhà cho nhân viên cần lưu ý những gì

    1. Hồ sơ thuê nhà

    Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về Chi phí thuê Tài sản của cá nhân:

    “- Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.

    - Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.

    - Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.”

    Như vậy:

    - Nếu trên hợp đồng thể hiện cá nhân là người đi nộp thuế thì DN cần:

    + Hợp đồng thuê tài sản

    + Chứng từ trả tiền thuê tài sản

    - Nếu trên hợp đồng thể hiện là DN nộp thay thì DN cần:

    + Hợp đồng thuê tài sản,

    + Chứng từ trả tiền thuê tài sản.

    + Chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.

    2. TH tổng tiền thuê nhà < 100tr/năm

    Theo khoản 7 điều 1 Thông tư 119/2014/TT- BTC:

    - Những hộ gia đình, cá nhân cho thuê tài sản mà tổng số tiền thuê nhà < 100 tr/năm thì: Không phải khai, nộp thuế GTGT, TNCN và cơ quan thuế không cấp hóa đơn lẻ (Như vậy là không có hóa đơn).

    - Từ ngày 1/1/2017 theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP: Nếu cá nhân, hộ kinh doanh có Doanh thu < 100tr/năm thì sẽ được miễn thuế Môn bài

    KẾT LUẬN:

    - Từ ngày 1/1/2017 nếu cá nhân cho thuê nhà mà có Doanh thu hàng năm từ 100tr trở xuống thì sẽ: KHÔNG phải nộp thuế Môn bài, TNCN, GTGT.

    Như vậy: Nếu DN bạn đi thuê nhà (văn phòng) mà Tổng số tiền thuê nhà < 100 tr/năm -> Nếu muốn đưa vào chi phí hợp lý thì cần 1 bộ hồ sơ gồm:

    - Hợp đồng thuê nhà (Từ ngày 1/7/2015 thì không bắt buộc phải công chứng, Theo văn bản số 4528/TCT-PC ngày 02/11/2015 của Tổng cục Thuế)

    - Chứng từ thanh toán tiền thuê nhà (Không nhất thiết phải chuyển khoản cũng được theo điểm 2.4 khoản 2 điều 4 Thông tư 96, vì không có hóa đơn).

    3. TH tổng tiền thuê nhà > 100tr/năm

    - Nếu tổng số tiền nhà mà > 100.000.000/năm: Thì hộ gia đình, cá nhân cho thuê (hoặc bên DN thuê nộp thay) phải khai, nộp thuế. Dựa vào chứng từ nộp thuế đó (Không cần hóa đơn) DN được hạch toán vào chi phí, cụ thể như sau:

    #1. Các loại thuế phải nộp khi cho thuê nhà

    #1.1 Thuế Môn Bài.

    Doanh thu bình quân năm Mức phí môn bài cả năm
    Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm 1.000.000 đồng/năm
    Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm 500.000 đồng/năm
    Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm 300.000 đồng/năm.

    Nếu phát sinh trong thời gian 6 tháng cuối năm (tức là từ ngày 1/7) thì nộp 1/2 mức thuế cả năm.

    Các bạn xem thêm mức thuế môn bài mới nhất hiện nay

    #1.2 Thuế Giá trị gia tăng.

    Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT X 5%

    #1.3 Thuế Thu nhập cá nhân.

    Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN X 5%

    #2. Ai là người phải nộp thuế

    Theo Công văn 2994/TCT-TNCN ngày 24/7/2015 của Tổng cục thuế:

    "2. Đối với cá nhân cho thuê tài sản

    - Cá nhân cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế, hoặc

    - Bên thuê tài sản khai và nộp thuế thay nếu trong hợp đồng có thoả thuận bên thuê là người nộp thuế."

    Theo điều 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015

    “b) Đối với cá nhân cho thuê tài sản thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGTvà không phải nộp thuế TNCN là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các hợp đồng cho thuê tài sản.

    Ví dụ: Bà C ký hợp đồng cho thuê nhà trong 02 năm - tính theo 12 tháng liên tục - với thời gian cho thuê là từ tháng 10 năm 2018 đến hết tháng 9 năm 2020, tiền thuê là 10 triệu đồng/tháng. Như vậy, doanh thu từ hoạt động cho thuê nhà của Bà C xác định như sau:

    Năm 2018, Bà C cho thuê nhà 03 tháng (từ tháng 10 đến hết tháng 12) với doanh thu cho thuê là: 03 tháng x 10 triệu đồng = 30 triệu đồng (< 100 triệu đồng). Như vậy, năm 2018 Bà C không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê nhà.

    Năm 2019, Bà C cho thuê nhà 12 tháng (từ tháng 01 đến hết tháng 12), với doanh thu cho thuê là: 12 tháng x 10 triệu đồng = 120 triệu đồng (> 100 triệu đồng). Như vậy, năm 2019 Bà C phải nộp thuế giá trị gia tăng, phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê nhà.

    Năm 2020, Bà C cho thuê nhà 09 tháng (từ tháng 01 đến hết tháng 9), với doanh thu từ hoạt động cho thuê là: 09 tháng x 10 triệu đồng = 90 triệu đồng (< 100 triệu đồng).

    Như vậy, năm 2020 Bà C không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê nhà.”

    Như vậy: Nếu trên hợp đồng thuê nhà thể hiện là bên thuê (tức là DN) nộp thay chủ nhà thì bên DN phải đi nộp tờ khai và tiền thuế .

    #3. Hồ sơ nộp thuế

    - Bản chụp Hợp đồng thuê nhà, phụ lục hợp đồng.

    - Giấy chứng minh phô tô công chứng của cá nhân cho thuê nhà.

    - Tờ khai thuế cho thuê tài sản Mẫu 01/TTS (Ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC)

    - Phụ lục theo mẫu số 01-1/BK-TTS (nếu là lần khai thuế đầu tiên của Hợp đồng hoặc Phụ lục hợp đồng);

    - Tờ khai lệ phí môn bài theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP.

    - Mỗi loại 2 bản

    #4. Thời hạn nộp tờ khai và nộp tiền thuế

    - Thời hạn nộp Tờ khai lệ phí môn bài: Ngày cuối cùng của tháng ký hợp đồng thuê nhà.

    - Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế (Tờ khai cho thuê TS Mẫu 01/TTS) đối với cá nhân khai thuế theo kỳ hạn thanh toán chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý bắt đầu thời hạn cho thuê.

    - Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân khai thuế một lần theo năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

    NHƯ VẬY:

    DN cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ như sau là được hạch toán và ghi vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN:

    - Hợp đồng thuê nhà, phụ lục hợp đồng

    - Chứng từ thanh toán tiền thuê nhà (Không nhất thiết phải chuyển khoản cũng được theo điểm 2.4 khoản 2 điều 4 Thông tư 96, vì không có hóa đơn).

    - Chứng từ nộp thuế thay chủ nhà và hồ sơ nộp thuế thay. (Nếu trong hợp đồng thảo thuận DN nộp thay)

    Chú ý: Nếu DN thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (GTGT, TNCN) và DN nộp thuế thay cho cá nhân thì DN được tính vào chi phí tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay

    Ví dụ: Công ty TNHH Kiểm toán Es-Glocal thuê nhà của Bà B với giá thuê là 11.250.000 chưa bao gồm thuế (GTGT, TNCN) thanh toán 6 tháng 1 lần = 67.500.000đ và Công ty nộp thuế thay cho cá nhân.

    => Thì Cty sẽ được tính vào chi phí được trừ: Tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay

    = Tổng tiền thuê tài sản + Tiền thuế GTGT + TNCN

    Trong đó:

    - Tổng tiền thuê tài sản = 67.500.000

    - Tiền thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x 5%

    Doanh thu tính thuế GTGT = Doanh thu chưa bao gồm thuế / 0.9

    = 67.500.000 / 0.9 = 75.000.000

    -> Tiền thuế GTGT = 75.000.000 x 5% = 3.750.000

    - Tiền thuế TNCN phải nộp (Cách tính tương như thuế GTGT)

    = (67.500.000 / 0.9) x 5% = 3.750.000

    => Tổng chi phí được trừ = 67.500.000 + 7.500.000 = 75.000.000

    4. Tiền thuê nhà thì cá nhân có phải nộp thuế TNCN hay không?

    Tại mục đ.1 điểm đ khoản 2 điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

    Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

    Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

    ...

    2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

    Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

    ...

    đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

    đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có).

    Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.

    Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị.

    ...

    Căn cứ theo quy định trên thì:

    Trường hợp tiền nhà trả trực tiếp cho cá nhân bằng tiền mặt thì toàn bộ số tiền cá nhân nhận được sẽ phải tính thuế TNCN.

    Trường hợp tiền nhà do doanh nghiệp trả thay cho cá nhân thì tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng chỉ tối đa 15% tổng thu nhập chịu thuế chưa bao gồm tiền thuê nhà.

    Các bạn xem thêm bài viết liên hệ giữa tiền lương, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và Bảo hiểm xã hội tại đây nhé!

    5. Tiền thuê nhà có phải đóng BHXH hay không?

    Tại mục 2.3 khoản 2 điều 6 Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định:

    2.3. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

    Vậy khoản phụ cấp thuê nhà trả dưới bất kỳ hình thức nào thì cũng không phải đóng BHXH.

    Như vậy, ES-GLOCAL vừa cùng các bạn tìm hiểu về tiền thuê nhà cho nhân viên. Nếu các bạn có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ các bạn để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://es-glocal.com/hoi-dap/. Cám ơn các bạn.

    logo zalo

    Hỏi đáp Tiền thuê nhà cho nhân viên cần LƯU Ý gì

    menu
    024 66 66 33 69
    Top