1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Thủ tục Báo giảm Lao động và lợi ích NLĐ được hưởng khi nghỉ việc

11:02 23/08/2021 Tin Tức Es-glocal 0 bình luận

Người lao động nghỉ việc thì đơn vị cần làm thủ tục gì? Khi nghỉ việc tại đơn vị, người lao động có được hưởng chế độ gì không và mức hưởng như thế nào, ES-GLOCAL xin chia sẻ đến bạn đọc các thông tin trên qua bài viết dưới đây.

Bạn đọc có thể theo dõi bài viết qua các nội dung sau:

#1. Thủ tục báo giảm lao động

Người lao động khi nghỉ việc tại đơn vị, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm báo giảm bảo hiểm xã hội tại tháng NLĐ bắt đầu nghỉ việc. Để thực hiện báo giảm, đơn vị truy cập phần mềm bảo hiểm xã hội và thực hiện bổ sung các hồ sơ sau:

Bước 1: đơn vụ truy cập phần mềm BHXH, chọn thủ tục Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH (báo giảm);

Bước 2: đơn vị điền mẫu D02-LT: danh sách báo giảm bảo hiểm xã hội, trong đó đảm bảo điền đủ các mục cơ bản sau:

[1] Họ tên: điền họ tên NLĐ cần báo giảm

[2] Mã số BHXH: điền mã số BHXH tương ứng

[3] Loại khai báo: tích chọn loại khai báo Giảm lao động/ Giảm mức lương/ Khác/ Tăng lao động/ Tăng mức lương, trường hợp báo giảm chọn Giảm lao động

[4] Phương án: đơn vị lựa chọn phương án báo giảm tương ứng với TH của lao động: Truy đóng hưu trí tử tuất/ Giảm do chuyển tỉnh/ Giảm do chuyển đơn vị/ Giảm hẳn/ Giảm quỹ HTTT/ Nghỉ không lương/ Nghỉ do ốm đau nghỉ không lương/ Nghỉ thai sản

[5] CMND: số CMND/CCCD người lao động sử dụng để đăng ký BHXH

[6] Định dạng ngày sinh: đầy đủ hoặc chỉ có năm hoặc chỉ có tháng năm

[7] Ngày sinh: ngày sinh tương ứng

[8] Giới tính

[11] Chức vụ: vị trí NLĐ làm việc tại đơn vị

[12] Tiền lương: tiền lương tháng đóng BHXH

[18] Từ tháng: tháng bắt đầu nghỉ việc

[19] Đến tháng: tháng nghỉ việc cuối cùng

[21] Tỷ lệ đóng: 32%

[23] Đã có sổ: tích nếu NLĐ đã có sổ BHXH

[25] Phòng ban làm việc

[26] Nơi làm việc

Bước 3: Trường hợp báo giảm NLĐ do nghỉ hẳn hoặc thuyên chuyển công tác, đơn vị điền thêm mẫu D01-TS, chi tiết hướng dẫn cách điền bạn đọc tham khảo tại đây.

Bước 4: Sau khi hoàn thành xong 2 tờ khai trên, đơn vị kiểm tra lại dữ liệu và ký số gửi hồ sơ lên BHXH.

#2. Thủ tục chốt sổ BHXH

Sau khi hồ sơ điện tử gửi lên BHXH được thông báo chập nhận và xử lý xong, đơn vị cần làm thủ tục chốt sổ BHXH cho người lao động. Bộ hồ sơ chốt sổ bao gồm:

  • 01 phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 103, kê khai các giấy tờ đi kèm;
  • 01 mẫu D02-TS kê khai danh sách lao động cần thực hiện chốt sổ Bảo hiểm (là mẫu hồ sơ điện tử đã gửi cho bảo hiểm);
  • Tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội của người lao động và các tờ rời đi kèm;
  • 01 Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định nghỉ việc hoặc giấy tờ chứng minh đơn vị chuyển địa chỉ (trường hợp đơn vị chuyển Cơ quan BHXH quản lý);
  • Mẫu TK01-TS kê khai các thông tin cần thay đổi (trong trường hợp lao động cần điều chỉnh thông tin);
  • Thẻ Bảo hiểm Y tế của người lao động còn thời hạn sử dụng.

Lưu ý: Để chốt được sổ BHXH công ty phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan

bảo hiểm tính đến tháng mà người lao động nghỉ việc.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: 07 ngày làm việc (+03-05 ngày giao nhận qua bưu điện).

#3. Quyền lợi của người lao động sau nghỉ việc

#3.1. Chế độ Bảo hiểm thất nghiệp

- Điều kiện hưởng: NLĐ tham gia BHXH từ 12 tháng trở lên. Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi có quyết định nghỉ việc, NLĐ nộp hồ sơ hưởng trợ cấp Thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm.

- Mức hưởng: 60% lương bình quân 6 tháng trước khi nghỉ việc.

- Số tháng hưởng: Căn cứ và thời gian tham gia. Từ 01-03 năm sẽ đc hưởng 03 tháng. Sau đó cứ thêm 12 tháng đóng sẽ được tính hưởng thêm 01 tháng. Những tháng lẻ sẽ được bảo lưu lại.

#3.2. Trợ cấp BHXH 1 lần

- Điều kiện: Đã tham gia bhxh ( từ đủ 01 tháng đến 19 năm 11 tháng) hoặc trên 20 năm nhưng chưa đủ tuổi để lãnh lương hưu. Sau khi nghỉ việc 12 tháng NLĐ làm hồ sơ hưởng trợ cấp BHXH 1 lần và nộp tại Cơ quan BHXH quận (huyện) tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Hồ sơ theo mẫu phiếu giao nhận 208.

- Mức hưởng: Mỗi năm đóng BHXH sẽ được tính 1,5 tháng lương bình quân nếu tham gia trước năm 2014. Và 02 tháng lương bình quân nếu đóng từ năm 2014.
Lưu ý: Những tháng đóng lẻ sẽ đc tính như sau : lẻ từ 01 đến 06 tháng sẽ tính bằng 0.5 năm, lẻ từ 7 đến 11 tháng sẽ tính thành 01 năm. Nếu thời gian đóng BHXH dưới 01 năm thì mức hưởng sẽ là 22% lương bình quân.

Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.

#3.3. Trợ cấp thai sản (NLĐ nghỉ việc trước khi sinh)

- Điều kiện: Đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh.

- Mức hưởng: 06 tháng lương (06 tháng lương bình quân gần nhất trước khi sinh con) và 02 tháng trợ cấp bằng Lương cơ sở của nhà nước.

- Nộp hồ sơ tại nơi mình đăng ký hộ khấu thường trú hoặc tạm trú.

- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

Trên đây là chia sẻ của Hãng kiểm toán ES-GLOCAL về thủ tục báo giảm và quyền lợi của người lao động khi nghỉ việc. Mời các đón đọc bài viết tiếp theo của chúng tôi.

logo zalo

Hỏi đáp Thủ tục Báo giảm Lao động và lợi ích NLĐ được hưởng khi nghỉ việc

menu
024 66 66 33 69
Top