1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Miễn kê khai, miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết khi nào? Sự khác nhau giữa Nghị định 132 và Nghị định 20 của các trường hợp này là gì?

14:39 26/08/2021 Tin Tức Nguyễn Đình Viên 0 bình luận

Giao dịch liên kết là gì? Miễn kê khai, miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết theo Nghị định 132/2020/NĐ-CPNghị định 20/2017/NĐ-CP được quy định như thế nào? Có sự khác nhau gì giữa các trường hợp của 2 nghị định nói trên? Tất cả các thắc mắc của các bạn sẽ có trong bài viết dưới đây của Hãng kiểm toán ES-GLOCAL.

Chúng ta cùng bắt đầu đi tìm hiểu nhé.

Các trường hợp được  miễn kê khai hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết

#1. Giao dịch liên kết là gì? Đặc điểm của giao dịch liên kết

#1.1 Giao dịch liên kết là gì?

Căn cứ theo khoản 3 điều 4 Nghị định 20/2017/NĐ-CP thì “Giao dịch liên kết” là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.

#1.2 Đặc điểm của giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết mặc dù có khác nhau về kỹ thuật diễn đạt hay hình thức khác nhau song cơ bản đều thống nhất ở các điểm sau:

  • Thứ nhất: Là hoạt động riêng có của các tập đoàn đa quốc gia hoặc các công ty có quan hệ liên kết với nhau, có chung lợi ích kinh tế;
  • Thứ hai: Đối tượng của hành vi này là giá cả của hàng hóa, dịch vụ và tài sản, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ, tài sản hữu hình và vô hình;
  • Thứ ba: Giá cả trong các giao dịch này không theo giá thị trường mà có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá thị trường, tùy theo chủ đích riêng của tập đoàn hoặc các bên liên kết;
  • Thứ tư: Mục đích của hành vi này là nhằm giảm đến mức thấp nhất có thể số tiền thuế phải nộp của các tập đoàn đa quốc gia hoặc của các bên liên kết xét về tổng thể, thông qua việc chuyển lợi nhuận (bằng chính sách về giá cả như nêu ở trên) từ nơi có thu nhập chịu thuế cao đến nơi có thu nhập chịu thuế thấp.

#2. Các trường hợp miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết

#2.1 Theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP (Áp dụng cho năm tài chính 2020 trở đi)

Căn cứ theo điều 19 Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì các trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết bao gồm:

Trường hợp 1: Người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết tại mục III, mục IV Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP trong trường hợp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, nhưng phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I, mục II tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

Trường hợp 2: Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:

a) Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng;

b) Người nộp thuế đã ký kết Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế. Các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;

c) Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp (không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính) trên doanh thu thuần, bao gồm các lĩnh vực như sau:

- Phân phối: Từ 5% trở lên;

- Sản xuất: Từ 10% trở lên;

- Gia công: Từ 15% trở lên.

Trường hợp người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng lĩnh vực thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực.

Trường hợp người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu nhưng không theo dõi, hạch toán riêng được chi phí phát sinh của từng lĩnh vực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì thực hiện phân bổ chi phí theo tỷ lệ doanh thu của từng lĩnh vực để áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực.

Trường hợp người nộp thuế không theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu và chi phí của từng lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh để xác định tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với từng lĩnh vực thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần của lĩnh vực có tỷ suất cao nhất.

Trường hợp người nộp thuế không áp dụng theo mức tỷ suất lợi nhuận thuần quy định tại điểm này thì phải lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định.

>>>Xem thêm dịch vụ lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại đây nhé.

#2.2 Theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP( Áp dụng cho năm tài chính 2017 - năm 2019)

Căn cứ theo điều 11 Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định thì các trường hợp đó bao gồm:

Trường hợp 1: Người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết tại mục III, mục IV Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP trong trường hợp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, nhưng phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I, mục II tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP.

Trưởng hợp 2: Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:

a) Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng;

b) Người nộp thuế đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá. Các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 10 Nghị định 20/2017/NĐ-CP;

c) Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, bao gồm các lĩnh vực như sau:

- Phân phối: Từ 5% trở lên;

- Sản xuất: Từ 10% trở lên;

- Gia công: Từ 15% trở lên.

Với mỗi nghị định có các trường hợp áp dụng giống nhau và không giống nhau. Vậy điểm không giống nhau đó là gì?

#3. Sự khác nhau giữa 2 trường hợp nêu trên là gì?

so-sanh-truong-hop-mien-ke-khai-mien-lap-ho-so-trong-giao-dich-lien-ket

Nghị định 132: Bổ sung thêm miễn lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết khi thỏa mãn đồng thời 03 điều kiện sau:

  • Chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam;
  • Áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế;
  • Không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.

Nghị định 20: Không đề cập tới trường hợp trên;

>>> Xem thêm so sánh Nghị định 20 Nghị định 132 về Giao dịch liên kết

#4. Một số câu hỏi thường gặp

Hỏi: Thời hạn lập hồ sơ xác định giá trong GDLK là khi nào?

Trả lời: Hồ sơ trong GDLK được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế TNDN hàng năm và được lưu trữ, xuất trình khi Cơ quan thuế yêu cầu.

Hỏi: Cách lập Báo cáo giao dịch liên kết như thế nào?",

Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ cách lập báo cáo giao dịch liên kết bạn xem tại đây nhé.
Trên đây là chia sẻ của Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL về các trường hợp miễn kê khai, miễn lập hồ sơ trong giao dịch liên kết. Nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ các bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://es-glocal.com/hoi-dap/ chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết miễn kê khai, miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết của chúng tôi.

logo zalo

Hỏi đáp Miễn kê khai, miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết khi nào? Sự khác nhau giữa Nghị định 132 và Nghị định 20 của các trường hợp này là gì?

menu
024 66 66 33 69
Top