1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Mẫu hệ thống thang bảng lương 2020

14:20 13/01/2021 Tin Tức Đặng Tiến Trung 0 bình luận

Mẫu hệ thống thang bảng lương 2020 MỚI NHẤT hiện nay cho DN. Những chú ý khi xây dựng thang bảng lương?.Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng hệ thống thang bảng lương.

Hãng kiểm toán Es-Glocal xin chia sẻ tới bạn đọc Mẫu hệ thống thang bảng lương 2020 theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ: DN tự xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với nhân viên theo Mẫu hệ thống thang bảng lương như sau rồi nộp cho Phòng Lao động Thương binh xã hội.

Mẫu hệ thống thanng bảng lương 2020
Mẫu hệ thống bảng lương 2020

#1.Mẫu hệ thống thang bảng lương 2020 MỚI NHẤT hiện nay cho DN

1. Hệ thống thang bảng lương áp dụng cho Doanh nghiệp

Tên đơn vị: Công ty TNHH Kiểm toán Es-Glocal CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Địa chỉ: 67b, Ngõ 299/56, Đ.Hoàng Mai, Hà Nội Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Mã số thuế: 0104963862 Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2020

HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG

I/- MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU :
Mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng: 4.420.000 đồng/tháng.

II/- HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG:

Đơn vị tính: Việt Nam đồng

CHỨC DANH,
VỊ TRÍ CÔNG VIỆC
BẬC LƯƠNG
I II III IV V VI VII
1. Giám đốc
Mức Lương 8,000,000 8,400,000 8.820.000 9.261.000 9.724.050 10.210.253 10.720.765
2. Kế Toán Trưởng, Phó Giám đốc
Mức Lương 7.000.000 7.350.000 7.717.500 8.103.375 8.508.544 8.933.971 9.380.669
3. Trường phòng kinh doanh, Trưởng phòng kỹ thuật:
Mức Lương 6,000,000 6.300.000 6.615.000 6.945.750 7.293.038 7.657.689 8.040.574
4. Nhân viên kế toán, kinh doanh, kỹ thuật:
Mức Lương 4.730.000 4.966.500 5.214.825 5.475.566 5.749.345 6.036.812 6.338.652
5. Nhân viên văn phòng, tạp vụ
Mức Lương 4.420.000 4.641.000 4.873.050 5.116.703 5.372.538 5.641.165 5.923.223
Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2020
Người đại diện pháp luật
(Ký tên và đóng dấu vào đây)

- Bậc sau phải lớn hơn bậc trước tối thiểu 5%
- Những NV làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề phải lớn hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
- Bậc 1 phải bằng hoặc > mức lương tối thiểu vùng

>>>Tải mẫu hệ thống xây dựng thang bảng lương tại đây nhé!

Lưu ý: Ngoài Thang bảng lương trên khi nộp hồ sơ cho Phòng Lao động Thương binh xã hội -> Thì các bạn còn phải nộp thêm các mẫu biểu khác nữa.

2. Hệ thống thang bảng lương công chức nhà nước

TÊN ĐƠN VỊ: ..............................................
NGÀNH NGHỀ: ..............................................
ĐỊA CHỈ: ..............................................
ĐIỆN THOẠI: ..............................................
HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG
I/- MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU :
Mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng: …… đồng/tháng.
II/- HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG :
1/- BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP: Đơn vị tính : 1.000 đồng.
CHỨC DANH BẬC
CÔNG VIỆC SỐ I II III IV V VI
01 - Giám đốc C.01 5,000 5,500 6,000 6,500
- Mức lương
02 - Phó Giám đốc C.02 5,000
- Hệ số :
- Mức lương
03 - Kế toán trưởng C.03 5,000
- Hệ số :

- Mức lương

Ghi chú: Mức lương = (Hệ số lương x mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng).

2 - BẢNG LƯƠNG VIÊN CHỨC CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ, THỪA HÀNH, PHỤC VỤ

Đơn vị tính : 1.000 đồng.
CHỨC DANH
CÔNG VIỆC

S
BẬC
I II III IV V VI
01 - Ngạch lương
- Hệ số :
- Mức lương
D.01 4.000 4.150 4.300
02 - Ngạch lương
- Hệ số :
- Mức lương
D.02 3.500
03 - Ngạch lương
- Hệ số :
- Mức lương
D.03 3.300
04 - Ngạch lương
- Hệ số :
- Mức lương
D.04 3.000
v.v….

Ghi chú:
01: Ngạch lương : Áp dụng cho các chức danh sau : (Các bạn liệt kê đầy đủ các chức danh được xếp vào ngạch lương này).
Lưu ý: Một ngạch lương có thể áp dụng đối với nhiều chức danh. Tiêu chuẩn chức danh đầy đủ do doanh nghiệp quy định
VÍ DỤ:
01/ Ngạch lương : Áp dụng cho các chức danh Trưởng, phó các phòng ban
02/ Ngạch lương : Áp dụng cho các chức danh như: kế toán viên, nhân viên kinh doanh, thủ quỹ, nhân viên kỹ thuật, nhân viên tuyển dụng, nhân viên hành chính nhân sự …..
03/ Ngạch lương : Áp dụng cho các chức danh như: Văn thư, đội trưởng
04/ Ngạch lương : Áp dụng cho chức danh nhân viên lễ tân
3/- THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN, NHÂN VIÊN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHỤC VỤ.

Đơn vị tính : 1.000 đồng.
CHỨC DANH
CÔNG VIỆC

S
BẬC
I II III IV V VI VII
01 - Ngạch lương
- Hệ số :
- Mức lương
B.01 2.900 3.000
02 - Ngạch lương
- Hệ số :
- Mức lương :
B.02 2.800 2.900
v.v….

Ghi chú : Một chức danh của thang lương, bảng lương của công nhân trực tiếp sản xuất có thể áp dụng đối với nhiều loại công việc. Tiêu chuẩn chức danh quy định tại tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.

Ví dụ:

01/ Ngạch lương: Áp dụng cho chức danh nhân viên lái xe

02/ Ngạch lương: Áp dụng cho chức danh nhân viên bảo vệ

PH CP LƯƠNG (nếu có) :

Đơn v tính : 1.000 đng.
PH CP LƯƠNG T L PH CP MC PH CP
1. Tiền ăn giữa ca 18.51% 500
2. Tiền trách nhiệm đội trưởng 18.51% 500
3. Tiền trách nhiệm đội phó, ca trưởng 9.26% 250

Ghi chú:

Mức phụ cấp = tỷ lệ phụ cấp x tiền lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng.

......Ngày..... tháng..... năm...
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

3.Những chú ý khi xây dựng thang bảng lương

- Về quy ước mã số của hệ thống thang lương, bảng lương:

Bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp (Mã số C)

+ C.01 – Tổng Giám Đốc / Giám Đốc

+ C.02 – Phó Tổng Giám Đốc / Phó Giám Đốc

+ C.03 – Kế Toán Trưởng

Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành, phục vụ (Mã số D)

+ D.01 – Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp

Chức danh: Thành viên cố vấn, Cộng tác viên (trình độ trên Đại Học)

+ D.02 – Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính

Chức danh : Trưởng phòng (trình độ Đại Học)

+ D.03 – Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư

Chức danh: Phó Trưởng phòng (trình độ Đại Học)

+ D.04 – Cán sự, kỹ thuật viên (trình độ Cao đẳng, Trung cấp)

+ D.05 – Nhân viên văn thư

+ D.06 – Nhân viên phục vụ

Bảng lương của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục vụ (Mã số A

và Mã số B)

Mã số A.1 : Có 12 ngành nghề

Mã số A.2 : Có 7 ngành nghề

Mã số B có 15 ngành nghề : Từ B.1 đến B.1

#2. Thủ tục đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương 2020

#2.1. Mục đích, giá trị, tác dụng, trách nhiệm của Doanh nghiệp về việc xây dựng thang bảng lương

Theo quy định tại điều 93 của Bộ Luật Lao động về Xây dựng thang lương, bảng lương về định mức lao động thì : Người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao đọng và trả lương cho người lao động.

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (Theo Nghị định 121/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động 2012 về tiền lương)

#2.2. Thủ tục Gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp

(Thực hiện theo Quyết định 636/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố TTHC mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ của lĩnh vực lao động, tiền lương thuộc quản lý nhà nước)

1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương theo các nguyên tắc do Chính phủ quy định và gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.
- Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện tiếp nhận thang, bảng lương đăng ký. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước phát hiện thang, bảng lương của doanh nghiệp vi phạm các nguyên tắc do Chính phủ quy định thì thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung theo đúng quy định.

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Thang, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp.

4. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 lao động trở lên.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.

6. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Bộ luật Lao động 2012;
- Nghị định số 121/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.

#2.3. Hệ thống thang, bảng lương của doanh nghiệp tự xây dựng:

1. Công văn đề nghị đăng ký hệ thống thang bảng lương (ghi rõ địa chỉ điện thoại người liên hệ)

2. Hệ thống, bảng lương doanh nghiệp tự xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung.

3. Bản quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh ngành nghề công việc trong thang, bảng lương (quy định rõ các tiêu chuẩn và điều kiện về trình độ chuyên môn, vi tính, ngoại ngữ , kinh nghiệm yêu cầu về công việc đối với từng chức danh trong công ty).

4. Quyết định ban hành hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp

5. Ý kiến tham gia của BCH công đoàn cơ sở hoặc BCH lâm thời (trường hợp không có công đoàn thì lấu ý kiến tham gia của toàn thể người lao động trong công ty).

=> Nơi nộp hồ sơ: Phòng lao động thương binh xã hội Quận/Huyện
Lưu ý : Khi xây dựng hệ thống thang, bảng lương các đơn vị cần nghiên cứu kỹ các văn bản sau:

Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp :

- Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Chi tiết xem tại đây: Mức lương tối thiểu vùng 2020

- Thang lương, bảng lương phải có số bậc, khoảng cách của các bậc lương phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng, chênh lệch giữa 2 bậc liền kề thấp nhất bằng 5%.

- Trước khi làm thủ tục đăng ký hệ thống thang bảng lương, đơn vị phải làm thủ tục đăng ký sử dụng lao động của đơn vị tại bộ phận CCHC huyện. Nộp cùng Khai trình và Thang bảng lương.

#3.Một số câu hỏi thường gặp về hệ thống thang bảng lương

Hỏi: Xây dựng hệ thống thang bảng lương 2020 như thế nào ?

Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ cách xây dựng hệ thống thang bảng lương tại đây nhé!

Hỏi: Mẫu hệ thống thang bảng lương như thế nào ?

Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ mẫu hệ thống thang bảng lương tại đây nhé!

Hỏi: Cần chú ý gì khi xây dựng thang bảng lương?

Trả lời: Khi xây dựng thang bảng lương cần chú ý đến cách quy ước mã số của hệ thống thang lương, bảng lương.

Hỏi: Thủ tục đăng ký hệ thống thang bảng lương gồm những gì?

Trả lời: Bạn tham khảo thủ tục đăng ký hệ thống thang bảng lương tại đây nhé!

Nếu có vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các bạn để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn sau nhé: https://es-glocal.com/hoi-dap/ để được hỗ trợ. Trên đây, Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL vừa chia sẻ mẫu hệ thống thang bảng lương mới nhất ai cũng làm được. Chúc bạn thành công.

logo zalo

Hỏi đáp Mẫu hệ thống thang bảng lương 2020

menu
024 66 66 33 69
Top