1312, Tháp B, Tòa nhà The Light, Tố Hữu, Hà Nội

T2 - T7: 8:00 - 17:30

024 66 66 33 69

[email protected]

  • Ngôn ngữ tiếng anh

Chi phí thuế khi Giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập

15:26 24/08/2021 Tin Tức Nguyễn Đình Viên 0 bình luận

Giao dịch liên kết là gì? giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập hoặc không góp phần tạo ra doanh thu, thu nhập cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế không được trừ vào chi phí tính thuế trong kỳ được xác định như thế nào? Tất cả các thắc mắc của bạn đọc sẽ có trong bài viết dưới đây của Hãng Kiểm toán Es-Glocal.

Nào chúng ta cùng bắt đầu đi tìm hiểu nhé.

Chi phí thuế khi giao dịch liên kết không phù hợp với bản chất giao dịch độc lập
Chi phí thuế khi giao dịch liên kết không phù hợp với bản chất giao dịch độc lập

#1. Giao dịch liên kết là gì?

Giao dịch liên kết là gì? giao dịch liên kết là từ ngữ được khi thông tư 66 về GDLK (Thông tư 66/2010/TT-BTC) bắt đầu có hiệu lực và thuật ngữ trên ngày càng được sử dụng phổ biến khi Nghị định 20/2017/NĐ-CPNghị định 132/2020/NĐ-CP được ban hành. Vậy ở Thông tư 66/2010, Nghị định 20/2017 và Nghị định 132/2020 thì giao dịch có GDLK được định nghĩa như thế nào?

- Theo Thông tư 66: là giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết.
- Theo Nghị định 20: là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.
- Theo Nghị định 132: là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

Như vậy có thể thấy định nghĩa về giao dịch liên kết là gì ở Nghị định 20 và Nghị định 132 quy định rõ ràng và cụ thể hơn so với Thông tư 66 về GDLK.

#2. Các đặc điểm của hành vi giao dịch liên kết

Với định nghĩa ở trên thì có thể nhận thấy hành vi chuyển giá trong các giao dịch liên kết có những đặc điểm cơ bản sau:

- Thứ nhất, hành vi chuyển giá chỉ xảy ra trong các trường hợp giữa các chủ thể hoạt động trong cùng một nhóm liên kết; hoặc giữa các chủ thể độc lập song có chung lợi ích.

Đối với trường hợp thứ nhất, yếu tố quản lý, điều hành hay vốn góp là cơ sở để xác định mối quan hệ liên kết giữa các chủ thể. Đây chính là những điều kiện quyết định sự ảnh hưởng, sự giao hòa về mặt lợi ích của các chủ thể.

- Thứ hai, giá cả thực hiện trong các giao dịch chuyển giá không dựa theo giá thị trường, mà do các nhà quản lý của doanh nghiệp hoặc các bên có chung lợi ích thống nhất đưa ra. Trong hành vi chuyển giá, các giá trị chuyển giao được thể hiện trên chứng từ kế toán chỉ mang tính hình thức, không phản ánh giá trị thực của giao dịch, “không hình thành từ quan hệ cung - cầu”.

- Thứ ba, chuyển giá không làm cho tổng giá trị hình thành trong xã hội thay đổi mà chỉ là sự phân phối lại hay chuyển dịch lợi ích từ chủ thể này sang chủ thể khác. Khi một tập đoàn đa quốc gia thực hiện hành vi chuyển giá thành công, lợi nhuận sau thuế xét trên phạm vi toàn tập đoàn tăng lên, song nguồn thu thuế ở quốc gia áp dụng thuế suất cao giảm xuống, trong khi nguồn thu thuế ở quốc gia áp dụng thuế suất thấp có thể tăng lên, mặc dù phần thuế tăng ở quốc gia sau không bù đắp được phần thiệt hại về thuế ở quốc gia trước. Như vậy, ở đây có xung đột lợi ích giữa một bên là các tập đoàn đa quốc gia thực hiện hành vi chuyển giá và các quốc gia thực thi chính sách thuế suất thấp với một bên là các quốc gia duy trì hệ thống thuế suất cao. Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của một tập đoàn đa quốc gia được thực hiện thông qua hành vi chuyển giá ít nhiều có thể vô hiệu hóa quyền đánh thuế hợp pháp của một quốc gia.

- Thứ tư, hành vi chuyển giá dựa trên nền tảng định giá chuyển giao nội bộ về cơ bản là gắn với quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, được hầu hết các nước thừa nhận nên thông thường không phải là một hành vi vi phạm pháp luật và việc kiểm soát/phòng, chống hành vi này của cơ quan chức năng rất khó khăn.

Như vậy có thể thấy rằng, bản chất của chuyển giá nhằm đưa lợi nhuận từ nơi có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao sang nơi thuế suất thấp để nhằm mục tiêu tối thiểu hóa số tiền thuế phải nộp trên phạm vi tổng thể, thông qua giao dịch thương mại nội bộ giữa các công ty có quan hệ liên kết, từ đó tối đa hóa lợi nhuận tổng thể của doanh nghiệp.

#3. Chi phí thuế khi Giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập

Căn cứ theo điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:

1. Chi phí của giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập hoặc không góp phần tạo ra doanh thu, thu nhập cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ, bao gồm:

a) Chi phí thanh toán cho bên liên kết không thực hiện bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào liên quan đến ngành nghề, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế; không có quyền lợi, trách nhiệm liên quan đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế;

b) Chi phí thanh toán cho bên liên kết có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng quy mô tài sản, số lượng nhân viên và chức năng sản xuất, kinh doanh không tương xứng với giá trị giao dịch mà bên liên kết nhận được từ người nộp thuế;

c) Chi phí thanh toán cho bên liên kết là đối tượng cư trú của một nước hoặc vùng lãnh thổ không thu thuế thu nhập doanh nghiệp, không góp phần tạo ra doanh thu, giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế.

2. Chi phí dịch vụ giữa các bên liên kết:

a) Trừ các khoản chi quy định tại điểm b khoản này, người nộp thuế được trừ các khoản chi phí dịch vụ vào chi phí tính thuế trong kỳ nếu đáp ứng đủ các điều kiện như sau: Dịch vụ được cung cấp có giá trị thương mại, tài chính, kinh tế và phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế; dịch vụ từ các bên liên kết được xác định đã cung cấp trong điều kiện hoàn cảnh tương tự các bên độc lập chi trả cho các dịch vụ này; phí dịch vụ được thanh toán trên cơ sở nguyên tắc giao dịch độc lập và phương pháp tính giá giao dịch liên kết hoặc phân bổ mức phí dịch vụ giữa các bên liên kết phải được áp dụng thống nhất trong toàn tập đoàn đối với loại hình dịch vụ tương tự và người nộp thuế phải cung cấp hợp đồng, chứng từ, hóa đơn và thông tin về phương pháp tính, yếu tố phân bổ và chính sách giá của tập đoàn đối với dịch vụ được cung cấp.

Trường hợp liên quan đến các trung tâm thực hiện chức năng chuyên môn hóa và hợp lực tạo giá trị tăng thêm của tập đoàn, người nộp thuế phải xác định tổng giá trị tạo ra từ các chức năng này, xác định mức phân bổ lợi nhuận phù hợp với giá trị đóng góp của các bên liên kết sau khi đã trừ (-) mức phí dịch vụ tương ứng cho bên liên kết thực hiện chức năng điều phối, cung cấp dịch vụ của giao dịch độc lập có tính chất tương đồng.

b) Chi phí dịch vụ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: Chi phí phát sinh từ các dịch vụ được cung cấp chỉ nhằm mục đích phục vụ lợi ích hoặc tạo giá trị cho các bên liên kết khác; dịch vụ phục vụ lợi ích cổ đông của bên liên kết; dịch vụ tính phí trùng lắp do nhiều bên liên kết cung cấp cho cùng một loại dịch vụ, không xác định được giá trị gia tăng cho người nộp thuế; dịch vụ về bản chất là các lợi ích người nộp thuế nhận được do là thành viên của một tập đoàn và chi phí mà bên liên kết cộng thêm đối với dịch vụ do bên thứ ba cung cấp thông qua trung gian bên liên kết không đóng góp thêm giá trị cho dịch vụ.

3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;

b) Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;

>>> Xem thêm cách tính chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết tại đây nhé!

#4. Một số câu hỏi thường gặp

Hỏi: giao dịch liên kết là gì?

Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ giao dịch liên kết là gì rồi bạn xem tại đây nhé.

Hỏi: Chuyển chi phí lãi vay trên HTKK được thực hiện như thế nào với doanh nghiệp có giao dịch liên kết?

Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ chuyển chi phí lãi vay trên HTKK bạn xem tại đây nhé.

Trên đây là chia sẻ của Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL về nội dung chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nếu có vướng mắc hay cần hỗ trợ các bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://es-glocal.com/hoi-dap/. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết Chi phí thuế khi Giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập. Chúc các bạn thành công!

logo zalo

Hỏi đáp Chi phí thuế khi Giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập

menu
024 66 66 33 69
Top